Mùa hoa ban Sơn La - dệt những sắc màu văn hóa
Clip: Chó bị mèo đánh đuổi chạy khắp phố / Clip: Sư tử dùng sở đoản để săn giết trâu rừng
Giữa đồi hoa ban bung nở, ngát hương của quảng trường Tây Bắc, những người đẹp hoa ban trong bộ trang phục dân tộc dịu dàng khoe sắc qua điệu múa uyển chuyển, say lòng người. Cùng với đó là đôi bàn tay khéo léo thêu những chiếc khăn piêu – đồ làm duyên của các cô gái Thái Tây Bắc.
Người đẹp hoa ban thả hồn trong bộ trang phục dân tộc Thái.
Đây là nét mới trong phần thi thêu khăn piêu và trình diễn thực cảnh người đẹp hoa ban trong trang phục dân tộc của Lễ hội hoa ban thành phố Sơn La năm nay. Nhạc sĩ Lê Minh Sơn, giám khảo cuộc thi đánh giá: "Sân khấu có ánh đèn và nhiều thứ hỗ trợ, nhưng ở đây các thí sinh chỉ dùng ngôn ngữ không lời thôi, diễn tả bằng cảm xúc, rất mộc mạc mà sang trọng, đầy văn hóa. Khiến người xem như lạc vào tiên cảnh, rừng ban và không gian sắc màu hòa quyện với nhau, đem đến cảm giác ấm áp, dễ chịu. Tôi nghĩ đây là cuộc thi mà các yếu tố văn hóa được đặt lên hàng đầu, thông qua nét đẹp thêu thùa và trang phục".
Phần thi trình diễn 6 điệu xòe cổ trong khuôn khổ Lễ hội hoa ban.
Những nét đẹp độc đáo cũng được tái hiện qua phần thi trình diễn 6 điệu xòe cổ. Dường như không có khoảng cách, không phân biệt nam nữ, từ thiếu nữ đôi mươi đến những cô, những bà tóc đã điểm bạc... đều say mê thể hiện, vẽ nên bức tranh văn hóa sống động của đồng bào Thái nơi phố núi Sơn La.
Bà Lò Thị Nốt - phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La chia sẻ: "Những nét đẹp, bản sắc dân tộc mình như múa xòe, múa sạp, làn điệu dân ca… mà chúng tôi mang đến lễ hội là những nét văn hóa truyền thống được các cụ từ xưa để lại, để giờ đây chúng tôi mong muốn có thể tiếp tục truyền dạy cho con cháu và các thế hệ mai sau".
Lễ hội là dịp để du khách khám phá, trải nghiệm văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thành phố Sơn La.
Không khí lễ hội sôi động hơn khi người dân địa phương và du khách cùng hòa mình, thử sức các trò chơi dân gian như tó má lẹ, đi cà kheo, tung còn; hay tay trong tay để vòng xòe đoàn kết nối dài, rộng mở… Và đặc biệt là trải nghiệm những triền đồi, con đường, tuyến phố ngập trong sắc trắng tinh khôi của hoa ban những ngày đẹp nhất.
Thành phố Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống với đa dạng sắc màu văn hóa, trong đó đa số là đồng bào dân tộc Thái. Để phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, thành phố có nhiều cách làm sáng tạo và nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân như việc mặc trang phục dân tộc đến công sở, trường học; thành lập các Câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái; truyền dạy, phổ biến các điệu xòe Thái... và lễ hội hoa ban là điểm nhấn đặc biệt.
Mùa hoa ban Sơn La thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Ông Trần Công Chính - Phó Chủ tịch UBND thành phố Sơn La, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết: "Lễ hội hoa ban là nơi thể hiện gần như trọn vẹn tất cả yếu tố, vẻ đẹp của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Thái. Cùng với thi về sắc đẹp, thì các phần thi ẩm thực, sức khỏe, sự khéo léo... cũng thể hiện bức tranh sinh động về cuộc sống của người dân, các nét văn hóa của các dân tộc. Và cùng với lễ hội, thành phố sẽ có nhiều cách làm để quảng bá truyền thống văn hóa các dân tộc; tuy nhiên điểm nhấn của lễ hội sẽ là khởi đầu tốt đẹp cho những hoạt động về kinh tế, du lịch, thu hút đầu tư năm 2023".
Không chỉ là sợi dây gắn kết đặc biệt giữa đồng bào các dân tộc, lễ hội hoa ban còn là nét chấm phá cho bức tranh về phố núi Sơn La - viên ngọc miền hoa ban với những sắc màu văn hóa độc đáo đang vươn mình trên rẻo cao Tây Bắc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khi Tôn Ngộ Không gạch xóa sổ sinh tử ở địa phủ đã bỏ sót ba con khỉ? Hắn không biết nhưng Như Lai hiểu rất rõ
Trong 'Tây Du Ký', sư phụ của Thái Thượng Lão Quân là Hồng Quân Lão Tổ, vậy sư phụ của Ngọc Hoàng là ai?
Loài động vật kỳ dị được phát hiện ở Việt Nam, có ngoại hình gây ám ảnh chỉ sau cái nhìn đầu tiên
Bí ẩn ‘hoa Phật’ 3.000 năm mới nở 1 lần mọc đầy ở Việt Nam: Cả thế giới sốt sắng, sự thật mới ngã ngửa
Loài động vật cùng thời với khủng long nay vẫn tồn tại ở Việt Nam, chỉ có 2 nơi đủ điều kiện nuôi
Việt Nam hãnh diện sở hữu loài chim quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, đẹp đến không rời được mắt