Hỗ trợ doanh nghiệp

20 doanh nghiệp dược bị phạt trong tháng 4/2015

Trong tháng 4/2015, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt 20 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm.
Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính về ATTP trong tháng 4 là 358 triệu đồng; thu hồi hiệu lực 1 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Trong số các cơ sở bị xử phạt, có 19 công ty vi phạm về quảng, 1 công ty vi phạm về chất lượng. 
 
Về mức tiền phạt:  01 công ty bị phạt mức 40 triệu đồng, mức 25 triệu đồng 05 công ty, mức 20 triệu đồng 4 công ty, mức 15 triệu đồng 3 công ty, mức 10 triệu đồng có 6 công ty, mức 8 triệu đồng 1 công ty. 
 
Cụ thể, 1 công ty bị phạt mức 40 triệu đồng là Công ty TNHH đầu tư và thương mại Richer (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
 
Mức 25 triệu đồng tiền phạt đối với 5 công ty: Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm Bảo An, Công ty TNHH BZT USA, Công ty Cổ phần Kizuna, Công ty TNHH Thực phẩm Thông Thái,...
 
Mức 20 triệu đồng phạt đối với 4 công ty: Công ty Cổ phần Galaxy Hùng Vương, Công ty TNHH MTV Thương mại Mỹ phẩm Hoa Anh Đào, Công ty Cổ phần Dược thảo Phúc Vinh, Công ty TNHH Grow Green A.
 
Mức 15 triệu đồng tiền phạt đối với 3 công ty: Công ty Cổ phần KT Newlife Việt Nam, Công ty TNHH ONPLAZA Việt Pháp, Công ty Cổ phần Dược phẩm Davinci-Pháp.
 
Mức 10 triệu đồng đối với 6 công ty: Công ty Cổ phần Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ Nông Lâm, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T&T Giá Tốt 360, Công ty TNHH CNI Việt Nam, Công ty cổ phần Multrium Việt Nam. Công ty Cổ phần Phát triển Huy Hoàng, Công ty cổ phần thương mại Dược phẩm quốc tế Á Châu.
 
Mức 8 triệu đồng đối với1 công ty: Công ty TNHH Medici Osen Việt Nam.
 
Cục đã tiến hành thu hồi hiệu lực Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với TPCN Vitamin Hook của Công ty TNHH Medici Osen Việt Nam. Đồng tời đình chỉ việc lưu hành sản phẩm TPCN Vitamin Hook của Công ty TNHH Medici Osen Việt Nam tại địa chỉ Hoàng Mai, Hà Nội.
 
Cùng với hình thức xử phạt bằng tiền, Cục cũng đã yêu cầu các công ty vi phạm về quảng cáo thực phẩm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là cải chính thông tin, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm. Đối với các công ty vi phạm về chất lượng phải tiến hành thu hồi sản phẩm vi phạm.
 
Ngoài ra, Cục đang tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra tháng hành động vì an toàn thực phẩm; phối hợp, chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; công bố công khai các cơ sở vi phạm theo quy định.
 
Hòa Hậu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo