Hỗ trợ doanh nghiệp

Bác bỏ đề xuất kinh doanh lại xăng A92 của Saigon Petro

(DNVN) - Đó là ý kiến của Bộ công Thương trước đề xuất bán trở lại xăng A92 của Saigon Petro gây nhiều tranh cãi thời gian vừa qua. Ngày 29/3/2018, Bộ Công Thương có văn bản trả lời Công ty TNHH Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) liên quan đến việc đơn vị này kiến nghị bán lại xăng RON 92 do lượng xăng E5 tiêu thụ khá thấp trên thị trường.

Ảnh minh họa.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Saigon Petro tiếp tục "giữ vững vai trò tiên phong trong phát triển nhiên liệu sinh học", thực hiện đúng các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tránh gây dư luận không tốt về mục tiêu cũng như chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với nhiên liệu sinh học nói chung, xăng E5 RON 92 nói riêng.

Bộ Công Thương đánh giá: “Mức tăng trưởng trên là tín hiệu khả quan về sức tiêu thụ xăng E5”. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, cơ chế nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng xăng E5 nhiều hơn. Ngoài ra, Bộ Công Thương cùng với Bộ Tài chính đã và đang điều hành, sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu theo đúng quy định và chỉ đạo của Chính phủ.

Trước đó, Saigon Petro đã có công văn đề nghị cho bán xăng A92 trở lại. Sở dĩ có đề xuất trên là Saigon Petro cho rằng tỷ lệ tiêu thụ xăng sinh học E5 RON 92 quá thấp sau 2 tháng đi vào bán rộng rãi. Theo tính toán của Saigon Petro, năm 2017, bình quân mỗi tháng sản lượng tiêu thụ xăng RON 92 là 500.000 m3. Nếu tính sản lượng tiêu thụ xăng E5 chỉ bằng 50% lượng xăng RON 92, 50% lượng xăng RON 92 còn lại chuyển sang xăng RON 95 và mức chênh lệch giá giữa xăng E5 và xăng RON 95 là 1.600 đồng một lít. Hai tháng đầu năm 2018, mức lãng phí xã hội do các phương tiện sử dụng xăng RON 95 không cần thiết lên tới 400 tỷ đồng mỗi tháng.

Bộ Công Thương cho biết, theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, lượng xăng E5 tiêu thụ nội địa trong 2 tháng đầu năm đạt hơn 593.000 m3, chiếm khoảng 41,5% tổng lượng xăng các loại, tăng khoảng 32,5 – 33,5% so với năm 2017.

Nên đọc
Tuyết Thùy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo