Góc nhìn

Nghỉ việc nhưng chưa chốt sổ BHXH, nhận trợ cấp thất nghiệp thế nào?

Theo quy định tại Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg thì người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang làm việc tại doanh nghiệp, do doanh nghiệp lập danh sách gửi đến cơ quan BHXH để giải quyết hỗ trợ cho người lao động.

Khi nào người lao động được cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH? / Người dân "lo xa", dự án điện gió "đứng hình"

Người lao động đang tham gia BHTN đang làm việc tại doanh nghiệp, do doanh nghiệp lập danh sách gửi đến cơ quan BHXH để giải quyết hỗ trợ cho người lao động

Người lao động đang tham gia BHTN đang làm việc tại doanh nghiệp, do doanh nghiệp lập danh sách gửi đến cơ quan BHXH để giải quyết hỗ trợ cho người lao động

Ông Huỳnh Thanh Huy (Tiền Giang) xin nghỉ việc về quê từ tháng 6/2021, có đóng BHXH liên tục đến khi nghỉ việc. Ông làm đơn xin hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP nhưng được trả lời: "Đề nghị người lao động liên hệ với công ty để lập danh sách nhận hỗ trợ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 gửi lên cơ quan BHXH người lao động đang nghỉ không lương tại công ty. BHXH chỉ thực hiện giải quyết hồ sơ cá nhân đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc và đã chốt sổ BHXH".

Ông Huy hỏi, tại sao ông không thể trực tiếp nhận được hỗ trợ mà phải thông qua công ty trong khi ông mới là người tham gia BHXH? Nếu công ty không làm thủ tục nhận hỗ trợ thì ông không được hỗ trợ, hoặc nếu chậm chốt sổ BHXH thì ông cũng không thể đăng ký nhận hỗ trợ. Quy định này gây thiệt thòi cho người lao động.

Ông hỏi, có cách giải quyết nào khác để được hỗ trợ không? Có quy định nào về việc công ty phải có trách nhiệm tiến hành thủ tục hỗ trợ cho người lao động không? Nếu có mà không thực hiện thì xử lý thế nào?

 

Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang trả lời như sau:

Trường hợp của ông làm việc tại doanh nghiệp, có tham gia BHXH, hiện trong những tháng qua ông đang về quê nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng tình hình dịch COVID-19, như vậy ông vẫn chưa chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và vẫn chưa dừng tham gia BHTN.

Do đó, theo quy định tại Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ BHTN, thì người lao động đang tham gia BHTN đang làm việc tại doanh nghiệp, do doanh nghiệp lập danh sách gửi đến cơ quan BHXH để giải quyết hỗ trợ cho người lao động.

Trường hợp nếu người lao động đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động thì việc đăng ký hỗ trợ do cá nhân người lao động đăng ký với cơ quan BHXH (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) để nhận hỗ trợ.

Đối chiếu quy định trên, trường hợp của ông để được hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP thì do công ty ông lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH mà không phải cá nhân người lao động thực hiện, như ông trình bày việc ông đăng ký hỗ trợ nhưng bị từ chối là đúng quy định.

 

Về các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Nghị quyết số 116/NQ-CP, đã quy định đối với trường hợp người lao động chưa chấm dứt hợp đồng, đang tham gia BHXH thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ (hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, hỗ trợ từ Quỹ BHTN) đều do đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động.

Do đó, nếu công ty ông chưa làm hồ sơ hỗ trợ cho ông thì ông có quyền yêu cầu công ty ông làm các thủ tục hỗ trợ cho ông theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP.

Trường hợp nếu công ty không thực hiện, ông có thể phản ánh, khiếu nại đến cơ quan BHXH cấp huyện hoặc cấp tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty ông đóng trụ sở để các cơ quan này xem xét, yêu cầu công ty ông thực hiện đúng các quy định các chính sách hỗ trợ cho người lao động theo quy định.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm