Đã có 'thuốc' kiểm soát tình trạng phân lô, bán nền
Hà Nội sẽ xây dựng thêm 10 cầu vượt sông Hồng / Giải bài toán mất cân đối cung – cầu nhà ở
HoREA cho rằng Nghị định 148 sẽ hạn chế được tình trạng phân lô bán nền tràn lan. |
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA),việcChính phủ ban hành Nghị định 148/2020/NĐ-CP,cùng với Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021, và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường... đã quy định các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn.Bên cạnh đó, giải quyết nhu cầu rất lớn của cá nhân, hộ gia đình được mua đất nền để tự xây dựng nhà trong dự án nhà ở tại các khu vực đô thị. Đồng thời, khắc phục tình trạng dự án phân lô, bán nền tràn lan trong thời gian qua.
Theo HoREA, đáng chú ý, Khoản 17 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 41 Nghị định 43,dự án nhà ở dưới hình thức phân lô, bán nền được thực hiện tại khu vực không nằm trong địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.
HoREA cho rằng, Khoản 17 Điều 1 Nghị định 148 đã cho phép thực hiện dự án nhà ở dưới hình thức phân lô, bán nền tại các huyện thuộc các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương và tại các đô thị loại II, III, IV, V, trừ khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị. "Quy định này phù hợp với nhu cầu thực tiễn và sức mua của thị trường", HoREA nhấn mạnh.
Cùng với đó, Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt. Đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải. Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (Khoản 1 Điều 41).
Đặc biệt, theo cũng theo HoREA, Nghị định 148 còn quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô, bán nền.
Bởi Điều 143 và Điều 144 Luật Đất đai chỉ cho phép UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở nông thôn, đất ở đô thị, không quy định tách thửa đối với các loại đất khác, không phải là đất ở.
Nhưng, Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP đã bổ sung Điều 43d Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Quy định này dẫn đến "ngộ nhận" là có thể cho phép tách thửa đối với tất cả các loại đất, thực ra cụm từ "từng loại đất" phải được hiểu thống nhất là chỉ bao gồm "đất ở nông thôn, đất ở đô thị".
Để khắc phục tình trạng tách thửa thiếu chặt chẽ, dẫn đến phân lô bán nền tràn lan, Khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP bổ sung Điều 75a Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa.
Theo đó, UBND cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo