Bất động sản

TP.HCM: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản

DNVN - UBND TP.HCM vừa ra công văn khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành nghiên cứu, kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản. Đặc biệt rà soát việc “đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở” và tình hình xử lý vi phạm hành vi “bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong lương lai”, báo cáo về UBND TP trước ngày 15/3/2020.

Bất động sản là “miếng vải” còn lại duy nhất trên cơ thể / AI thách thức thị trường bất động sản đang phát triển như thế nào?

Theo nguồn tin từ Trung tâm báo chí TP.HCM, Văn phòng UBND Thành phố vừa có Công văn khẩn gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Công an TP; Thanh tra TP; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; UBND các quận, huyện; Ban Tiếp công dân TP về việc tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản.

Văn bản này cũng nêu rõ, ngày 13/9/2019, UBND TP.HCM có Công văn số 3753/UBND-NCPC báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết những bất cập trong giao dịch bất động sản. Qua xem xét kiến nghị của UBND TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo cụ thể cho các Bộ ngành liên quan tại Công văn số 314/VPCP-CN.

Trong đó, giao Bộ Xây dựng rà soát, nghiên cứu, tổng kết, nghiên cứu xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Nhà ở năm 2014; Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013; Bộ Tư pháp nghiên cứu, sửa đổi các quy định của pháp luật nhằm giải quyết vướng mắc liên quan đến công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm.

Về nội dung này, các Bộ đã có văn bản thể hiện quan điểm pháp lý cụ thể ở từng lĩnh vực được giao.

Cùng ngày 13/9/2019, UBND TP có văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp giải quyết những vấn đề bất cập trong giao dịch bất động sản.

Tiếp đó, ngày 13/11/2019, thực hiện kết luận, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về kết quả điều tra bước đầu vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba, UBND TP đã có văn bản chỉ đạo tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên, để tiếp tục góp phần hoàn thiện pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan yêu cầu:

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục nghiên cứu quan điểm pháp lý của các Bộ, ngành, các quy định pháp luật và từ thực tiễn thi hành pháp luật của TP; tham mưu cho UBND TP báo cáo phản biện đối với những vấn đề, nội dung chưa hợp lý và góp ý, kiến nghị những vấn đề, nội dung cụ thể trong quá trình sửa đổi, bổ sung các Luật tại Công văn số 314 nêu trên.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh báo cáo tình hình (có số liệu cụ thể, đầy đủ) thực hiện quy định “đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở” tại Khoản 2, Điều 26 Luật Nhà ở và các quy định cụ thể khác có liên quan; việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong lương lai mà chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính theo quy định” quy định tại Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ và các quy định cụ thể khác có liên quan; trình UBND TP trước ngày 15/3/2020.

UBND TP.HCM đã ra công văn khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành nghiên cứu, kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản.

UBND TP.HCM đã ra công văn khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành nghiên cứu, kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản.

Mới đây, Hiệp hội Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã cóvăn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.HCM báo cáo tổng hợp các đề xuất của hiệp hội nhằm tháo gỡ các vướng mắc, hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu nhà ở của các tầng lớp nhân dân. Trước diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, HoREA đã đề nghị xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch. Theo đó, HoREA cho rằng dịch cúm Corona (nCoV) đang tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nước ta, làm tăng thêm khó khăn cho thị trường bất động sản, trước hết là bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Hiệp hội đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch nCoV, về việc cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu lại các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế… để giúp cho một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật nhưng đang gặp khó khăn.

Nhật Xuân
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm