Bêu tên 1.636 doanh nghiệp nợ thuế, chỉ thu được hơn 430 tỷ đồng
Cục thuế TP. Hà Nội cho biết, thời gian qua, đơn vị xác định công tác quản lý nợ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn.
Ngày 29/04/2016, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 26994/CT-QLN chỉ đạo 30/30 Chi cục Thuế thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ đọng.
Với các biện pháp triển khai quyết liệt về thu hồi nợ đọng, trong 10 tháng đầu năm 2016, tổng số tiền thuế nợ đã thu được của toàn ngành thuế Hà Nội là 10.514 tỷ đồng.
Theo Cục thuế Hà Nội, với những hỗ trợ từ phía cơ quan thuế, đại đa số người nộp thuế đã chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật dẫn đến nợ thuế kéo dài.
Chính vì vậy, để đảm bảo tính công bằng trong cộng đồng người nộp thuế, Cục thuế Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như công khai trên trang web của Cục Thuế danh sách các đơn vị nợ thuế.
Trong 11 tháng đầu năm 2016, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã đăng công khai 12 đợt với 1.636 doanh nghiệp và dự án thuê đất với số nợ thuế tương ứng là 3.215 tỷ đồng và đã có 732/1.636 doanh nghiệp nộp thuế với số thuế đã nộp là 432 tỷ đồng.
Cục thuế Hà Nội cũng cho biết, với sự nỗ lực của cơ quan thuế và sự phục hồi của nền kinh tế, mong rằng các chủ dự án, doanh nghiệp sớm thu xếp được nguồn tài chính để nộp các khoản tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước trước khi cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc