Xóa bỏ rào cản để phát triển kinh tế tuần hoàn
Nhanh chóng tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn / Chuyên gia đề xuất chọn mô hình kinh tế tuần hoàn tiêu biểu để thử nghiệm
Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, các sáng kiến về kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn… là những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để ứng phó với thách thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Trong đó, kinh tế tuần hoàn đang được cộng đồng quốc tế đánh giá là cách tiếp cận phù hợp và thực tiễn. Giúp nhân loại giải quyết được những thách thức đang đặt ra và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.
Để hiện thực hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, thực hiện hiệu quả nghị định của Chính phủ về trách nhiệm và lộ trình, các cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cuối năm nay.
“Phải tạo không gian mở, xóa bỏ rào cản để các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu dùng một cách thuận lợi nhất. Kinh tế tuần hoàn chỉ có thể thành hiện thực khi có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng”, ông Nhân nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cần biến thách thức thành cơ hội để xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững. Các nước phát triển, đang phát triển không thể phát triển bền vững nếu không cùng đi, cùng thực hiện.
“Phải có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, lựa chọn giải pháp, công cụ quan trọng nhất để đạt được mục tiêu phát triển bền vững cũng như khẳng định được dấu mốc của thời đại. Đây là lúc chúng ta đi tìm sự phát triển để hướng theo mô hinh kinh tế tuần hoàn, tiến tới mô hình kinh tế trí thức và đạt được mục tiêu cuối cùng là không để ai bị bỏ lại phía sau”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn những bàn thảo về giải pháp tại diễn đàn lần này sẽ trở thành nhận thức sâu sắc, trở thành hành động thiết thực trong cuộc sống. Chính phủ, doanh nghiệp, các nhà khoa học và mỗi người dân đều phải làm để biến những điều phức tạp thành đơn giản, tạo ra sức mạnh cộng hưởng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo