An Giang: Vận hành thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh
Điện lực miền Trung: Điện tử hóa quá trình cung cấp dịch vụ đạt gần 100% / Ba trụ cột chuyển đổi số giúp tỉnh Hưng Yên "tăng tốc"
Theo ông Lê Quốc Cường - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh An Giang, Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh An Giang là giải pháp trọng tâm nhằm đẩy nhanh phát triển chính quyền số, thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia theo yêu cầu Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.
An Giang ra mắt và đưa vào vận hành thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh.
Đồng thời, việc xây dựng IOC tỉnh An Giang nhằm phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
Cũng theo ông Cường, giai đoạn thử nghiệm, Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh An Giang đã tích hợp 10 lĩnh vực gồm: Phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội, giải quyết thủ tục hành chính, quản lý văn bản điện tử, giáo dục, y tế, du lịch, lưu trú, hệ thống camera an ninh, giám sát thông tin mạng xã hội và tiếp nhận phản ánh của người dân.
Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh An Giang đã tích hợp 10 lĩnh vực.
Trong thời gian tới, IOC tỉnh sẽ là nền tảng kết nối toàn bộ hạ tầng thông tin số, tích hợp và xử lý các luồng thông tin từ các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, hình thành những hệ thống thông tin và tập trung hóa dữ liệu toàn tỉnh phát triển hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.
"Từ các cơ sở dữ liệu có sẵn và các cơ sở dữ liệu sẽ đầu tư thêm được tích hợp, phân tích và khai thác tạo ra “bức tranh số” phản ánh toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao", ông Cường thông tin thêm.
Phát biểu tại lễ, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định: Trung tâm IOC tỉnh An Giang là bước tiến quan trọng, là sự khởi đầu cho một quá trình xây dựng, phát triển lâu dài trong tiến trình phát triển đô thị thông minh, xây dựng chính quyền số của tỉnh.
"Hiện, dữ liệu của các lĩnh vực được kết nối thời gian thực về IOC tỉnh và hiển thị trực quan trên hệ thống, toàn bộ dữ liệu đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống. Đây được ví như “bộ não” của tỉnh với khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá dữ liệu của tỉnh, qua đó giúp các cấp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan, toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội theo thời gian thực.
Từ những cơ sở đó, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc. Các tính năng, dịch vụ của IOC cũng sẽ giúp tăng tính tương tác giữa người dân với chính quyền, góp phần cải thiện mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền", ông Bình nhận định.
Theo đó, ông Bình cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, cung cấp, cập nhật đầy đủ dữ liệu vào Trung tâm IOC tỉnh một cách nhanh chóng, nhằm phục vụ công tác lãnh chỉ đạo, điều hành một cách kịp thời, chính xác. Thủ trưởng các đơn vị phải căn cứ số liệu tại IOC tỉnh để chỉ đạo điều hành công tác một cách công khai, minh bạch, khoa học để Trung tâm IOC của tỉnh vận hành thông suốt, hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo