Chuyển đổi số

Tìm giải pháp giúp tự động hoá doanh nghiệp

DNVN - Tự động hoá là nhóm ưu tiên hàng đầu trong ứng dụng các công nghệ 4.0 của các doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt đối với nhóm tài chính, ngân hàng, chứng khoán.

Chuyển đổi số ngành du lịch: Có cần phải đưa ra tiêu chuẩn dữ liệu? / Đẩy mạnh chuyển đổi số cho nhà máy thông minh

Nội dung được chia sẻ tại hội thảo “AI-Powered End-to-End Automation for the Real World” do FPT IS và IBM Việt Nam phối hợp tổ chức mới đây tại TP Hồ Chí Minh, thu hút gần 60 khách mời từ các ngân hàng lớn, bảo hiểm, chứng khoán.

Theo ông Quan Bảo Thắng – Phó Giám đốc khối ngành Tài chính Ngân hàng FPT IS: “Một trong những xu hướng đang được ưa chuộng nhất hiện nay chính là công nghệ AI, RPA , tuy không phải là khái niệm mới nhưng chắc hẳn không phải ai cũng có thể áp dụng được công nghệ này vào trong việc vận hành của doanh nghiệp”.

Ông Nguyễn Tuấn Khang – Giám đốc các giải pháp Phần mềm IBM Việt Nam.

Với cấp độ cơ bản nhất, số hoá chính là đưa dữ liệu và quy trình từ phương thức riêng lẻ lên một nền tảng tập trung (platform) nhằm quản lý chặt chẽ hơn, nhất là với ngành ngân hàng – đơn vị có nhiều quy trình mở tài khoản, phê duyệt khoản vay cùng các tài liệu phức tạp. Tương tự trong lĩnh vực khác, tài liệu và quy trình đều là trung tâm doanh nghiệp, cần phải đi song hành với nhau.

Để giải quyết được bài toán này, ông Ngô Thanh Hiền – Chuyên gia tư vấn giải pháp Automation IBM Việt Nam đã chia sẻ về Giải pháp ECM (Enterprise Content Management) – nơi lưu trữ số hoá tài liệu, quản lý dữ liệu về mặt phi cấu trúc. Trên nền công nghệ này kết hợp cùng AI, RPA sẽ tạo ra giải pháp siêu tự động hoá. Đây là sự kết hợp công nghệ lõi về core automation với công nghệ xử lý AI, dữ liệu lớn để phân tích, đánh giá và đề xuất phương án quản trị nguồn lực, vận hành hiệu quả, tạo tiền đề xây dựng nhân lực số (Digital labor) tương lai.

Ông Nguyễn Tuấn Khang – Giám đốc các giải pháp Phần mềm IBM Việt Nam cũng chia sẻ cốt lõi của quá trình tự động hoá thành công chính là bắt buộc phải đưa AI vào hệ thống automation và đề cập đến việc nhúng AI vào các chính sách để hoàn thiện quy trình.

Sau khi xây dựng xong hệ thống tự động hoá quy trình thì vấn đề về bảo mật và an toàn khi truyền tài liệu, tập tin của tổ chức đến khách hàng cũng cần được quan tâm. Giải pháp IBM Sterling B2B Integration and Managed File Transfer được ông Nguyễn Ngọc Ấn – Chuyên gia giải pháp ứng dụng thông minh IBM Việt Nam giới thiệu một chìa khoá giúp đơn giản hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá môi tường truyền tập tin trong doanh nghiệp.

Theo báo cáo Gartner, có đến 55% lượng truyền tin và file nội bộ; những file truyền tải nội bộ và đối tác gặp nhiều vấn đề bảo mật; Đồng thời, mức độ nghiệp vụ tăng trưởng cao làm đẩy mạnh số lượng tập tin được trao đổi trong doanh nghiệp lên con số lớn. Với giải pháp IBM, doanh nghiệp sẽ hạn chế lộ thông tin bảo mật ra bên ngoài và tránh mất dữ liệu trên đường truyền, đảm bảo an toàn dữ liệu.

Khi triển khai một hệ thống hay giải pháp mới thì đơn vị triển khai vô cùng quan trọng, sẽ đưa đến được kết quả thành công hay thất bại. Chính vì vậy mà chuyên gia FPT IS, ông Nguyễn Tiến Hà đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án tự động hoá quy trình cho khách hàng là những ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam. Ở góc độ tư vấn, FPT IS đã đề xuất xây dựng khung kiến trúc framework liên quan đến BPM từ hạ tầng đến hệ thống cơ sở dữ liệu. Sau đó, khách hàng lựa chọn quy trình triển khai thử nghiệm hệ thống và khi có kết quả khả quan sẽ nhân rộng ra rồi đưa vào quy trình chính. Mỗi khi release để kiểm thử hệ thống, khách hàng gần như rất yên tâm vì các lỗi hệ thống đều được loại bỏ nhờ ứng dụng IBM.

Với vị thế là đối tác đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng, công ty tài chính nói riêng, FPT IS cùng các đối tác lớn như IBM sẵn sàng hợp tác và mang tới các giải pháp 4.0 đón đầu xu hướng chuyển đổi số toàn cầu, từ đó thúc đẩy mô hình Doanh nghiệp số, kinh tế số Việt Nam tương lai.


Phan Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm