Chuyển đổi số

Chủ tịch tỉnh quyết tâm đưa Đồng Tháp vào danh sách các địa phương đáng sống nhất

DNVN - “Kinh tế xanh Sen hồng bứt phá - Chuyển đổi số Đồng Tháp tiên phong” là slogan năm 2023 của tỉnh Đồng Tháp, thể hiện niềm tin, khát vọng phát triển và sự bứt phá vươn lên của tỉnh nhà trong năm mới này. Đây cũng là nội dung và ý nghĩa của thông 21 điệp trên.

Đồng Tháp kiến nghị thành lập trung tâm chuyển đổi số cho Đồng bằng sông Cửu Long / Đồng Tháp: Chuẩn bị khai trương Trung tâm chuyển đổi số

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiên Nghĩa, trong năm 2022 tỉnh Đồng Tháp phấn khởi có nhiều kết quả thành đạt tựu nổi bật trên các lĩnh vực. Qua đó, khẳng định chủ trương đúng đắn của tỉnh với câu slogan 2022 là “Thích ứng nhanh nâng tầm vị thế trên Đất Sen hồng vượt sóng vươn xa”.

Bước sang năm 2023 - năm bản lề trong Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần XI với ý nghĩa quan trọng đó, việc thúc đẩy “chuyển đổi số và kinh tế xanh” được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Đây cũng là nội dung mà lãnh đạo tỉnh muốn quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh nhà thực hiện trong năm 2023 để đưa Đồng Tháp phát triển nhanh và bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiên Nghĩa với quyết tâm cao và niềm tin vững chắc việc phát triển tỉnh nhà trong năm mới.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, tôi cho rằng, cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng và đặc biệt là những giải pháp đổi mới sáng tạo từ đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp và khởi nghiệp về định hướng chuyển đổi nông nghiệp xanh - hiện đại - bền vững. Chúng tôi cam kết tiếp tục xây dựng chính quyền phục vụ, trong đó đẩy mạnh cải cách hành chính, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân làm thước đo hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền, ông Phạm Thiên Nghĩa cho biết.

Về nội hàm “kinh tế xanh” trong thông điệp trên của tỉnh Đồng Tháp là đã chủ động phát triển kinh tế xanh từ 8 năm trước, khi Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện vào năm 2014. Quá trình thực hiện, Đồng Tháp đã tập trung xây dựng những mô hình cánh đồng mẫu, cánh đồng sản xuất hữu cơ, sạch, có truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, xây dựng thương hiệu... đáp ứng các tiêu chí trong nước và quốc tế, với phương châm lấy sức khỏe con người là trên hết.

Để tạo bứt phá, vào cuối năm 2022, Đồng Tháp đã đăng cai tổ chức Diễn đàn Mekong Startup lần 1 với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”. Tại Diễn đàn này, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL cùng nhau cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; công bố nội dung cam kết Xây dựng Đồng Tháp thành “Trung tâm giải pháp giảm phát thải của khu vực”; ký kết hợp tác Chuyển đổi số toàn diện và đào tạo nguồn nhân lực để thúc đẩy Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Trong đó, cam kết xây dựng Đồng Tháp thành “Trung tâm giải pháp giảm phát thải của khu vực” sẽ khởi động thí điểm ít nhất một mô hình giải pháp sáng tạo về “giảm phát thải/tạo phát thải thấp” trên một lĩnh vực nông nghiệp trọng điểm của tỉnh (trái cây, lúa gạo, thủy sản) và đánh giá thí điểm vào năm 2024 để có căn cứ nhân rộng các mô hình.

Đây là lần đầu tiên, các địa phương trong khu vực bắt tay xây lộ trình hành động mạnh mẽ, quyết liệt để đồng hành cùng Chính phủ trong nỗ lực hiện thực hóa những cam kết giảm phát thải được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP 26.

Trên cơ sở đó, “kinh tế xanh” có thể được hiểu là hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát thải carbon thấp thân thiện với môi trường, nền nông nghiệp đầu tư có trách nhiệm, minh bạch; sử dụng hiệu quả tài nguyên tự nhiên theo hướng bền vững trên cơ sở tiết kiệm và bảo vệ các nguồn tài nguyên nước, nâng cao hiệu suất sử dụng và chất lượng đất đai bằng cách tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, vi sinh; bảo vệ đa dạng sinh học; phòng chống thiên tai.

Mặt khác, theo định hướng quy hoạch tổng thể tỉnh Đồng Tháp xác định, thời gian tới, Đồng Tháp tuân theo quy luật “thuận thiên”. Sự giàu có của tỉnh Đồng Tháp trong tương lai chính là tài nguyên thiên nhiên hiện có, trong bối cảnh ngày càng khan hiếm và rất được tìm kiếm là điều kiện tự nhiên, sự đa dạng sinh học của nhiều cảnh quan khác nhau, một nền kinh tế nông nghiệp chiến lược, an ninh nguồn nước và cuối cùng là một địa phương hấp dẫn cho du lịch sinh thái cùng với những đổi mới công nghệ.

Về nội hàm “chuyển đổi số”, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đối với một địa phương “khuất nẻo” như Đồng Tháp thì chuyển đổi số đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là chìa khoá để giải quyết những điểm nghẽn về vị trí địa lý, về hạ tầng giao thông; tạo ra thế giới phẳng giúp mọi người bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ, đào tạo, tri thức; được chính quyền thấu hiểu và phục vụ tốt hơn nhờ vào dữ liệu và công nghệ số; giúp doanh nghiệp đổi mới tư duy, phương thức, giảm chi phí sản xuất, mở ra những mô hình sản xuất kinh doanh mới, những sản phẩm mới, thị trường mới.

“Chuyển đổi số còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng năng suất lao động và giải quyết các vấn đề xã hội, là con đường ngắn nhất để đưa Đồng Tháp phát triển hiện đại và thịnh vượng, đến thời điểm này chúng ta đã chủ động xác lập mục tiêu và các bước đi phù hợp cho tiến trình chuyển đổi số, với 3 trụ cột là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số”, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh.

Trong năm 2022, Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp được ban hành đã hiện thực hóa tầm nhìn, quyết tâm và khát vọng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, thúc đẩy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ của các cấp, các ngành và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.

Năm 2023, Đồng Tháp tiên phong thực hiện chuyển đổi số trên 3 lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, Đồng Tháp đã tiên phong xây dựng các mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả như: Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu, sử dụng bẫy đèn thông minh để dự báo tình hình sâu rầy, hệ thống điều khiển thiết bị tưới thông minh được triển khai dựa trên dữ liệu, nền tảng số và đang xây dựng những cánh đồng thông minh, những hội quán, hợp tác xã thông minh, làng thông minh và tiến tới những đô thị thông minh trong thời gian tới.

“Vừa qua, Đồng Tháp lập tổ phân tích dữ liệu giúp theo dõi, phân tích, đánh giá, chọn lọc dữ liệu tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, đề xuất các giải pháp phục vụ chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi, cùng nỗ lực hành động với một quyết tâm cao nhất, trong đó cán bộ, công chức, viên chức phải đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng; mỗi người dân, doanh nghiệp Đất Sen hồng không ngừng tìm kiếm cách làm hay, mô hình kinh doanh mới bằng tất cả sự nhanh nhạy, sáng tạo và linh hoạt.

Với quyết tâm cao, tôi có niềm tin vững chắc rằng, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được các mục tiêu Đề án đã đề ra, góp phần đưa tỉnh Đồng Tháp vào danh sách các địa phương có tốc độ phát triển nhanh, an toàn, là nơi đáng sống nhất”, Chủ tịch Phạm Thiên Nghĩakỳ vọng.

Khánh Ngọc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm