Chủ tịch VINASME: Sau Covid-19 doanh nghiệp nào không áp dụng công nghệ thì sẽ chết
Tháng 4/2020: Tiktok vượt mặt YouTube trở thành ứng dụng có doanh thu cao nhất thế giới / Kích cầu điện toán đám mây, hướng tới làm chủ hạ tầng chuyển đổi số tại Việt Nam
Sáng này 29/5/2020 tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước với chủ đề “Giải pháp KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi và phát triển sản xuất khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19” do Bộ Khoa học và Công nghệ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đồng chủ trì tổ chức.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng của Bộ Khoa học và Công nghệ trong giai đoạn hiện tại. Mặc dù Covid-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam, nhưng theo ông Thân nhận định: Hiện nay DNVVN chịu 2 tác động rất lớn thứ nhất là số lượng DNNVV quá đông chiếm đến 98%. Thứ hai, chính lực lượng này hiện đang là nòng cốt góp phần đảm bảo về an ninh, chính trị, kinh tế của đất nước.
Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Bên cạnh đó, Chủ tịch VINASMES cũng cho rằng hiện nay có rất nhiều các quỹ hỗ trợ cho DNNVV, nhưng thực tế là không thể làm được vì có rất nhiều cơ chế gây ra khó khăn trong khi đó các DN lại kỳ vọng rất lớn vào quỹ này. Ông mong rằng lãnh đạo các tỉnh, sở, ban ngành có liên quan phối hợp với nhau đưa ra những giải pháp nhằm mang lại nhiều giá trị hơn cho DN.
Chủ tịch VINASME cũng nhấn mạnh: “Đây là thời kỳ vàng của khoa học công nghệ, sau Covid-19 DN nào không áp dụng công nghệ thì sẽ chết”.
Kiến nghị giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số cho các DNNVV
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Viện trưởng Viện khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) đã có nội dung phát biểu về vấn đề cũng như đề xuất giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số cho các DNVVN tại Việt Nam.
Ông Hùng cho biết: Dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong đó các DNNVV là bị thiệt hại nặng nề nhất. Đến thời điểm hiện tại, cộng đồng DNNVV đã nhận thức hết sức rõ ràng vai trò quan trọng của chuyển đổi số quyết định đến sự tồn tại, phát triển và năng lực cạnh tranh của DN trong thời gian tới.
Theo số liệu thông kê mà ông Hùng cho biết, hiện tại đã có khoảng 30% DNNVV đã bắt đầu biết đến chuyển đổi số và số hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo con số thống kê của một tổ chức tại Mỹ được biết trên tổng số các DN tiến hành chuyển đổi số thì chỉ có 11% DN thành công, còn lại 89% DN sẽ thất bại.
Ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Viện trưởng Viện khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa phát biểu tại Hội nghị.
Phó Viện trưởng Viện khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để các DN có tư duy chuyển đổi số. Hiện nay nói đến vấn đề chuyển đổi số thì chúng ta mới chỉ nhấn mạnh phần “số” mà quên mất ý thức về việc “chuyển đổi” cũng rất quan trọng.
Theo ông Hùng, vấn đề vốn để cho các DN tiến hành chuyển đổi số trong giai đoạn hiện tại là quan trọng nhất. Bởi DN muốn chuyển đổi số được thì cần nuôi dưỡng nguồn nhân lực số, đào tạo con người để vận hành chuyển đổi số rất tốn kém trong khi ngân hàng chưa có các danh mục hỗ trợ cho các DN đầu tư chuyển đổi số. Đây là một trong những rào cản rất lớn cho cộng đồng DNNVV.
Ông Nguyễn Kim Hùng đưa ra 5 đề xuất cụ thể như sau:
Thứ nhất, để đảm bảo tiếp cận những ưu đãi cho DN về công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cần làm rõ thêm các tiêu chuẩn quốc gia về DN ứng dụng Khoa học công nghệ và DN đổi mới sáng tạo, cần phải kết hợp với bộ tài chính để có văn bản thống nhất đảm bảo DN có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ được ưu đãi về thuế; có khả năng tiếp cận thêm nguồn vốn. Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nước hoặc Bộ Tài chính cũng nên có những chính sách để DN có nguồn vốn từ nhà nước để có thể chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất.
Thứ hai, đề xuất thành lập hệ sinh thái số cho cộng đồng DNNVV. Trong hệ sinh thái số bao gồm: Marketing trên mạng, chợ số, chuyển đổi số, thanh toán số, hậu cần kinh doanh số …
Thứ ba, Cần có ngân sách đào tạo chuyển đổi tư duy số.
Thứ tư, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố một cổng thông tin duy nhất giúp DN chỉ cần truy suất duy nhất vào đó sẽ nhân được các văn bản, ưu đãi, hướng dẫn, thông tư, nghị định … Tất cả chỉ nên giao cho một đơn vị đầu mối chuyên trách thực hiện.
Thứ năm, hiện nay rào cản lớn nhất cho các DN áp dụng chuyển đổi số đó là thế chế, pháp chế cho phép các DN công nghệ tự do sáng tạo. Vì vậy cần có một cơ chế nào đó để các DN công nghệ thỏa sức sáng tạo tạo ra những thế mạnh của cộng đồng DNNVV.
Kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ để đưa các sáng chế áp dụng vào thực tiễn
Cũng tại hội nghị, bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Phát triển và Hội nhập, là một thành viên của VINASME cũng đưa ra một số kiến nghị với Bộ khoa học và Công nghệ như sau:
Bà Phạm Thị Lý - GĐ Trung tâm Doanh nghiệp Phát triển và Hội nhập phát biểu tại Hội nghị.
Thứ nhất, mong muốn được bắt tay với Bộ KH&CN để đem các nghiên cứu, các sáng chế của Hiệp hội DNNVV do Trung tâm đang phát triển để có thể chuyển giao công nghệ này vào thực tiễn. Bên cạnh đó là mong muốn sẽ trở thành một đơn vị trong hệ sinh thái ươm mầm khởi nghiệp gắn bới các hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ và ngược lại.
Thứ hai, xung phong tư vấn và triển khai miễn phí cho Bộ KH&CNlàm sao để có thể xây dựng tốt nhất hệ thống truy suất nguồn gốc cấp quốc gia. Hỗ trợ các DNNVV có thể liên thông được với hệ thống Quốc gia và có thể liên thông ra thị trường quốc tế.
Thứ ba, với các Data dữ liệu mà Trung tâm nắm giữ sẽ sẵn sàng cống hiến để ngành KH&CN có data đầu tiên để nghiên cứu đưa ra các chính sách để khẳng định vai trò của khoa học công nghệ là then chốt trong sự phát triển của kinh tế đất nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo