Chứng khoán tăng tốc chuyển đổi số để hút dòng vốn nhà đầu tư
Chứng khoán ngày 27/8: Khối ngoại vẫn bán ròng VJC, PNJ, HPG, GMD / Chứng khoán tuần từ 13-17/9: Lưu ý biến động khi các quỹ ETF cơ cấu danh mục
Các doanh nghiệp chứng khoán “vượt bão” COVID-19
Trao đổi tại hội thảo “Chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng, hướng tới cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ số” ngày 7/10, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam nhận định: Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới từ năm 2020 đến nay vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, các hoạt động trên thị trường chứng khoán cũng gặp nhiều thách thức.
Tuy nhiên, các công ty chứng khoán (CTCK) đã có nhiều giải pháp để ứng phó vượt qua đại dịch như tái cấu trúc hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, cải tiến các quy trình nghiệp vụ, tối ưu hóa bộ máy theo mô hình tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Ngoài ra, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, nhằm mở rộng cơ hội đầu tư cho khách hàng và tăng thanh khoản cho thị trường.
Cùng với việc nghiêm túc rà soát và đánh giá lại bộ máy nhân sự, đồng thời cải tiến các quy trình nghiệp vụ, CTCK như SSI tiếp tục tối ưu hóa bộ máy theo mô hình tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả.
Doanh nghiệp ra mắt nền tảng giao dịch trực tuyến mới nhằm cung cấp cổng giao dịch chủ động, toàn diện trên tất cả các trình duyệt web, hệ điều hành iOS, Android với nhiều tính năng nâng cao, sẵn sàng phục vụ đáp ứng nhu cầu cho cả nhà đầu tư cơ bản và chuyên nghiệp.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, sự chủ động của các thành viên tham gia thị trường, đặc biệt từ các CTCK trong việc triển khai các sản phẩm mới và cung cấp margin (giao dịch kí quĩ - PV) cho thị trường. Cùng với quá trình tăng vốn, các CTCK chủ động huy động vốn từ các nguồn khác nhau như phát hành trái phiếu, vay tín chấp từ ngân hàng nước ngoài… khiến cho nguồn cung cấp margin không phụ thuộc quá nhiều vào hạn mức của các ngân hàng.
Hoạt động cung cấp margin nhờ vậy được đẩy mạnh và không gián đoạn cùng với mức tăng thanh khoản thị trường hỗ trợ đáng kể xu hướng tăng điểm và ổn định của thị trường.
Sự ra đời các bộ chỉ số mới là cơ sở xuất hiện các quỹ ETFs nội từ VFM, SSIAM, Vinacapital, Mirae Asset… đã nhanh chóng thu hút một lượng nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và trong nước tham gia. Điều này đã phản ánh nhu cầu cần những sản phẩm và công cụ đầu tư mới của nhà đầu tư.
Kinh nghiệm từ công ty như BSC cho thấy, trong năm 2021 doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động kinh doanh hiệu quả; tập trung gia tăng cung cấp các sản phẩm theo chuỗi, cung ứng một hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ đa dạng cho khách hàng với phương châm “Thay đổi tạo giá trị đột phá”.
Những bước tiến rất nhanh của công nghệ khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng đã có sự thay đổi nhanh chóng, trên đa kênh, không phụ thuộc vào các giao tiếp vật lý với công ty. Điều này chính là cơ hội để các CTCK đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh. Sản phẩm dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu mà phải tiến tới nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Càng chuyển đổi sớm càng hiệu quả
Đại diện Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam cũng nhấn mạnh đến vấn đề hoạt động chuyển đổi số càng sớm và hiệu quả, càng cho thấy năng lực quản trị kinh doanh, định vị giá trị-thương hiệu doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn bị COVID - 19 tác động.
Một số công ty chứng khoán đang hoạt động trong nước.
Đến thời điểm này, chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán đang diễn ra khá tích cực. Nhiều công ty chứng khoán dùng ứng dụng để nhà đầu tư quản lý tài khoản cũng như có ngưỡng cảnh báo rủi ro. Đồng thời, các công ty cũng triển khai cập nhật hệ thống giao dịch mới của Hàn Quốc (KRX), FPT (xử lý nghẽn lệnh cho Sở Giao dịch TP Hồ Chí Minh HoSE) để bảo đảm thị trường được hanh thông.
Khi thị trường cải thiện được năng lực công nghệ và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tích cực, dòng tiền chắc chắn sẽ chảy mạnh hơn vào kênh đầu tư chứng khoán. Không chỉ đến từ nhà đầu tư trong nước, mà còn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Để đón dòng vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước, hoạt động chuyển đổi số trên thị trường chứng khoán cần chuyển động nhanh hơn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng có nhiều sản phẩm, bên cạnh hàng hóa cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, là các sản phẩm trên thị trường phái sinh. Công ty chứng khoán có nhiều sự lựa trong tư vấn, hỗ trợ khách hàng và bản thân nhà đầu tư cũng có nhiều sự lựa chọn trong các quyết định giao dịch.
Khi các ứng xử nghiệp vụ được thực thi trên nền tảng số, sẽ thúc đẩy tính minh bạch, hiệu quả trên thị trường và đặc biệt chất lượng quản trị rủi ro của mỗi nhà đầu tư, của các công ty chứng khoán sẽ được cải thiện.
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định rõ những lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước trong đó có ngành Tài chính - Ngân hàng.
Rõ ràng, chuyển đổi số đang trở thành một xu thế không thể thay đổi với mọi lĩnh vực kinh doanh, bao gồm cả chứng khoán và bước dịch chuyển này càng được đẩy nhanh hơn trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp.
Hệ thống giao dịch điện tử đã được số hóa. Tuy nhiên, sự quá tải trong việc xử lý số lượng lệnh giao dịch hiện tại trên sàn HoSE thờ gian qua cho thấyhệ thống cần được nâng cấp chuyển đổi sốlên năng lực xử lý cao hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc chuyển đổi số không phải chỉ thực hiện 1 lần là mãi mãi, mà luôn cần được nâng cấp để nâng cao năng lực xử lý của hệ thống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo