Chuyển đổi số

Chuyển đổi số TP Cần Thơ nằm trong top đầu của cả nước

DNVN - Theo Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường, một trong những thước đo quan trọng nhất cho hiệu quả chuyển đổi số của TP Cần Thơ chính là sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công.

Đồng Tháp: Khởi động triển khai chuyển đổi số nông nghiệp cho thanh niên / Thúc đẩy chuyển đổi số để du lịch phát triển bền vững

Ngày 24/8, TP Cần Thơ tổ chức hội nghị trực tuyến Ban chỉ đạo cải cách hành chính và chuyển đổi số thành phố, tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của CĐS trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của CĐS trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Báo cáo công tác cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số (CĐS) 6 tháng đầu năm, công bố kết quả đánh giá mức độ CĐS TP Cần Thơ năm 2022, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ Huỳnh Hoàng Mến cho biết, năm 2023 là năm thứ 3 Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá chỉ số CĐS (DTI) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. DTI của TP Cần Thơ trong năm 2022 xếp hạng 5/63 tỉnh, thành phố cả nước (tăng 10 bậc so với năm 2021). Trong đó, 3 trụ cột chính là chính quyền số xếp hạng 5 (tăng 16 bậc so với năm 2021), kinh tế số xếp hạng 2 (tăng 9 bậc), xã hội số xếp hạng 5 (tăng 8 bậc).

Thực hiện chủ đề “Năm dữ liệu số quốc gia”, TP Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch số 23 về CĐS năm 2023 với các nhiệm vụ trọng tâm; ban hành 1 nghị quyết, 6 quyết định và 8 kế hoạch liên quan đến CĐS.

Đến nay, về phát triển hạ tầng số, trên địa bàn có hơn 79% hộ gia đình có kết nối mạng cáp quang; hơn 85% người dân trưởng thành có thiết bị di động thông minh; 100% địa bàn dân cư phủ sóng thông tin di động và thông tin di động băng rộng (3G, 4G); Trung tâm dữ liệu thành phố bảo đảm duy trì ổn định, an toàn phục vụ cho việc vận hành các nền tảng số; hệ thống thông tin, CSDL dùng chung toàn thành phố.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ Huỳnh Hoàng Mến báo cáo kết quả CĐS và công bố kết quả đánh giá mức độ CĐS của TP Cần Thơ.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ Huỳnh Hoàng Mến báo cáo kết quả CĐS và công bố kết quả đánh giá mức độ CĐS của TP Cần Thơ.

 

Phát triển chính quyền số, thành phố đã hợp nhất cổng dịch vụ công thành phố và hệ thống thông tin một cửa điện tử thành hệ thống thông tin giải quyết TTHC tại địa chỉ dichvucong.cantho.gov.vn đáp ứng các yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật, đồng bộ cho tất cả cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ thành phố đến cấp huyện, cấp xã và triển khai trợ lý ảo trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC công nhằm hỗ trợ người dân và DN dễ dàng tiếp cận.

Để thúc đẩy phát triển DN số, hỗ trợ DN tham gia CĐS, thành phố đã ban hành Kế hoạch phát triển DN công nghệ số; chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa tham gia CĐS; đến nay 100% DN đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, nộp thuế và kê khai thuế qua mạng.

Tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với mục tiêu hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn; duy trì diễn đàn trực tuyến về khởi nghiệp, cung cấp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về khởi nghiệp.

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển thương mại điện tử (TMĐT), hướng dẫn người dân, hợp tác xã, DN đăng ký, quảng bá sản phẩm dịch vụ trên các sàn TMĐT. Hiện thành phố có 92 sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT; triển khai mô hình chợ 4.0 thanh toán không tiền mặt tại 18 chợ truyền thống; triển khai cài đặt nền tảng số VNeID và cấp mã định danh điện tử…

 

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường nhấn mạnh, thành phố muốn thực hiện tốt CĐS thì phải bảo đảm CCHC và xây dựng được dữ liệu toàn diện, đồng bộ, liên thông. Dữ liệu là điểm đầu quan trọng nhất của CĐS, dữ liệu phục vụ cho CĐS, không có dữ liệu thì không thể thực hiện tốt việc CĐS.

Theo Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, CĐS thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, DN, đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành. Một trong những thước đo quan trọng nhất của CĐS là sự hài lòng của người dân, DN trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công.

Để thúc đẩy CĐS trong thời gian tới, ông Trần Việt Trường đề nghị các sở, ngành, chính quyền địa phương cần tập trung xây dựng Chiến lược CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hình thành Chiến lược CĐS trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, lấy CĐS làm động lực phát triển kinh tế xã hội; xúc tiến đầu tư xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung; phát huy vai trò dẫn dắt về CĐS của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường nhân lực số cho các cơ quan chuyên trách về CĐS…

Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm