Cộng đồng mạng vẫn dậy sóng về cách truyền thông mập mờ kêu gọi 100.000 chữ A ủng hộ trẻ tự kỷ
Covid-19: ATM gạo được lắp đặt ở nhiều tỉnh, lan toả tình đồng bào giúp nhau trong hoạn nạn / Sự thật về chiến dịch chia sẻ 100.000 chữ A để có 200 triệu đồng ủng hộ trẻ em bị tự kỷ trên Facebook
Nội dung chương trình “100.000 chữ A hỗ trợ cho trẻ em bị tự kỷ” rất đơn giản. Chỉ cần người dùng mạng xã hội sẽ đăng tải hình ảnh đẹp của bản thân hoặc những hình ảnh mang tính chất tích cực, đồng thời đính kèm hastag với 3 từ bắt đầu bằng chữ cái A: #autism, #awareness, #a365. Mỗi bài đăng sẽ được tính là có thêm 3 chữ A vào quỹ và mỗi người có thể đăng nhiều lần.
Chuyện sẽ không có gì đáng phải bàn vì vốn dĩ đây là một hành động mang ý nghĩa cộng đồng và có tính nhân văn rất lớn rất xứng đáng được lan tỏa rộng rãi. Tuy nhiên vấn đề lại nằm ở chỗ trong suốt quá trình diễn ra chương trình từ 10/3 -15/4 VAN cố tình đưa ra những thông tin truyền thông mập mờ thiếu trung thực về chương trình để đạt được mục đích của mình.
Theo tìm hiểu, trong suốt thời gian VAN truyền thông tổ chức về chương trình thì cả trên Facebook cũng như thông tin báo đài đều đưa ra thông điệp: “Đại diện Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam mong muốn và kêu gọi mọi người cùng chung tay ủng hộ 100.000 chữ A để tổ chức sớm hoàn thành yêu cầu từ phía nhà tài trợ và nhận được gói hỗ trợ 200 triệu đồng cho các hoạt động vì trẻ tự kỷ ở Việt Nam”. Hoặc “Khi gom đủ 100.000 chữ A, gói tài trợ 200 triệu đồng sẽ được trao để có những lớp học miễn phí cho cha mẹ có con tự kỷ ở các tỉnh thành trên cả nước” và trên Facebook cũng liên tục có những startus theo kiểu"Chỉ còn mấy ngày là hết hạn, vẫn cần thêm xxx chữ A mới đủ 100.000 chữ A để các con có được số tiền 200 triệu đồng..." gây hiểu lầm cho cộng đồng mạng.
Thông điệp không rõ ràng trong nội dung kêu gọi chia sẻ của VAN đã làm cho cộng đồng mạng hiểu lầm rằng phải kêu gọi để có đủ 100.000 chữ A mới nhận được số tiền 200 triệu đồng và đây cũng chính là một tác nhân khiến chương trình được lan tỏa mạnh mẽ ở thời điểm hiện tại. Đến tận 15/4 vẫn còn nhiều người hỏi đã đủ chữ A chưa để chia sẻ tiếp.
Cón đến hơn 80% số người tham gia chương trình và chia sẻ thông điệp theo yêu cầu mà không nắm rõ thông tin cũng không hề biết rằng đây là một chương trình được tài trợ bởi một tổ chức có tên Grand Challenges Canada được tài trợ từ năm 2014 thông qua A365. Chính A365 cũng là một dự án cộng đồng hoàn toàn miễn phí. Và khoản tài trợ 200 triệu đồng từ tổ chức Canada này đã được định sẵn để dành cho chương trình đào tạo các cha mẹ có con tự kỷ dù có hay không có 100.000 chữ A của cộng đồng mạng.
Hiện tại khi chương trình đã thông báo kết thúc vào ngày 15/4 và đại diện của VAN cũng đã lên tiếng xin lỗi vì những sai sót trong truyền thông gây hiểu lầm của mình nhưng ngay sau đó cộng đồng mạng đã dấy lên một phong trào tranh luận gay gắt về cách làm truyền thông không minh bạch của VAN.
Không ít ý kiến vẫn đồng tình, ủng hộ thậm chí là ca ngợi chương trình từ thiện của A365 vì cho rằng, hành động này giúp lan tỏa để nhiều người biết và hiểu đúng về chứng tự kỷ ở trẻ em.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng A365 đang cố tình truyền thông nội dung không rõ ràng nhắm vào lòng trắc ẩn và sự nhiệt tình của cư dân mạng trong mùa dịch đối với trẻ em tự kỷ để đạt được mục đích riêng của mình, lợi dụng cộng đồng mạng để truyền thông.
Chiến dịch kêu gọi 100.000 chữ A của VAN đang làm cộng đồng mạng dậy sóng (Ảnh minh họa)
Sau khi tìm hiểu nhiều nguồn thông tin về chương trình, Một Facebooker có tên T.A.X đã đưa ra nhận định của mình và cho rằng ngay từ đầu A365 đã không trung thực trong việc chia sẻ thông tin gây hiểu lầm đến cộng đồng mạng. Chị viết: “Đàng hoàng ra, thì nên rõ ràng mọi việc từ đầu - rằng 200 triệu đồng đó là khoá học. Khoá học thì giá cả vô cùng, là do người dạy quy định. 200 triệu tôi có thể dạy 200 phụ huynh và các cháu, cũng có thể dạy 4 cháu là hết. Đàng hoàng ra, thì đã công bố từ đầu là chúng tôi "đã", hoặc "chắc chắn" sẽ "TẶNG HỌC BỔNG" cho các gia đình có con tự kỷ tổng trị giá 200 triệu. Nhờ cộng đồng share tin này để nhiều người biết đến khoá học của chúng tôi. Chứ không làm theo cách họ đã làm, để rồi đến giờ hàng trăm người lại phải viết bài phân tích giải thích, rồi share tiếp bài phân tích dài dằng dặc mới hiểu họ đã làm cái gì! Đọc các bài share kiểu "Còn thiếu từng này từng này chữ A để các con tự kỷ nhận được 200 triệu" từ nguồn Fanpage của họ, thấy rằng cái công ty đó quá đáng thật sự, dùng đủ cách để kích share, ai đọc câu đó chả nghĩ thôi mình làm phát chứ lỡ không đủ các con lại không nhận được tiền...Giờ lại đi giải thích không đủ chúng tôi vẫn tặng, hài quá”
Sau khi status này được đăng tải đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều người. Một Facebooker có tên Hoàng Minh Châu có con bị tự kỷ cũng có đồng quan điểm T.A.X: "Em đồng ý quan điểm của chị. Nhà em có bé bị tự kỷ và đã can thiệp sớm, trộm vía bé hồi phục khá tốt. Chăm sóc 1 trẻ tự kỷ rất rất tốn công và của, chứ mà 200 triệu mà hy vọng truyền đạt được cho tất thảy phụ huynh là ý nghĩ vớ vẩn. Qua chuyện này lòi ra tâm tính thích giúp người theo kiểu thương vay khóc mướn. Vì nếu muốn chương trình này thực sự ý nghĩa thì có vô vàn cách thiết thực hơn, đơn giản nhất là tìm những trang uy tín về trẻ tự kỷ mà share, chứ ko phải cứ thay nhau AAA và rồi tự sướng rằng mình đã làm việc có ích cho cộng đồng".
Một bạn có tên Facebook là Cuong Byk cũng lên tiếng không đồng tình với hành động không rõ ràng này của VAN: Rõ ràng VAN biết rõ là sẽ nhận được 200 triệu đấy nhưng lại đi nói phải có đủ 100.000 chữ A mới được. Vậy không là lừa dối thì là gì? Còn họ cần lan tỏa, cần chia sẻ thì cứ nói, cứ kêu gọi. Đừng nói rằng người nghĩ ra chiến dịch này không có mục đích tận dụng sự nhiệt tình của cộng đồng trong đại dịch. Lừa dối là lừa dối, còn mục đích tốt hay xấu lại là chuyện khác. Giờ bảo tôi nói dối vì mục đích tốt là ngụy biện
Trên Facebook có tên C.Đ.V lại có ý kiến khá gay gắt và thẳng thắn về chương trình này của VAN: “Họ có sai không? Họ đưa ra thông tin "nhà tài trợ sẽ tài trợ 200 triệu VNĐ nếu thu thập được 100.000 chữ A". Đây chính là 1 trong các thông tin để thuyết phục, kêu gọi, lôi kéo mọi người share/post. Rồi khi có người, bao gồm cả tôi, thắc mắc, thì ngày cuối chiến dịch họ có bài tổng kết nói lòng vòng rất tối nghĩa, đại ý là "Tiền đã có rồi", "không nhất thiết phải có 100.000 chữ A"...
Ông V cho rằng đây là một việc làm “Tiền hậu bất nhất”, và là 1 lỗi rất nặng trong truyền thông. Ai đó có thể gọi là "có một nhịp sai trong thông tin". Tôi gọi là lừa có chủ đích (sau khi đã trôi qua 1 quãng thời gian và xâu chuỗi thông tin lại).
Tuy nhiên cũng có rất nhiều người đã tham gia chương trình và lên tiếng bênh vực cho chương trình và ban tổ chức. Đa số mọi người đều cùng chung quan điểm dù mục đích cuối cùng của chương trình là gì thì vẫn là một hành động đẹp, giúp lan tỏa và để nhiều người hiểu đúng hơn về trẻ em tự kỷ. Đừng hơn thua nhau quá trong việc này.
Một Facebook có tên Tuấn Nguyễn lên tiếng: "Thật lòng thì em cũng không hiểu nhiều lắm về các tổ chức. Nhưng đừng quan niệm hơn thua nhau quá. đừng tính toán với nhau quá. mỗi ngày mình có thể đăng 5 hay 10 status. Chia sẻ vài ba cái mẹo vặt. Vậy thì có sao đâu khi bỏ ra ít phút hashtag cho các em. Nếu là sự thật thì tuyệt vời. còn nếu không. Thì cũng có sao đâu nào. Trong nhà vẫn còn đủ gạo, xăng vẫn trong bình".
Nick có tên Hà My Tô cũng nói: "Đúng là nhà có con cháu bị tự kỷ mới hiểu. Nỗi đau không của riêng ai! Mình biết chương trình muộn nhưng cũng chia sẻ rất nhiều và kêu gọi bạn bè cùng hưởng ứng. Chỉ mong mọi người hiểu đúng hiểu rõ về tự kỷ để các cháu đõ thiệt thòi. Còn đúng sai hãy quảng cáo gì sau hãy nói".
Bạn Hoa Bùi nhận định: "Thiệt tình chỉ cần một hành động nào đó có thể giúp đỡ các trẻ em khiếm khuyết là làm ngay,trong trường hợp cụ thể này người tham gia không tốn một xu mà vẫn chung tay giúp đỡ trẻ tự kỷ sao không làm? Và nếu không làm thì đừng dè bỉu, khích bác chi cho mang tội".
Được biết, khi chiến dịch mới bắt đầu vào ngày 10/3 toàn bộ thông tin được tổ chức này puplic đều có nội dung “Cần gom đủ 100.000 chữ A để nhận được gói tài trợ 200 triệu đồng hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷ ở các tỉnh thành trên cả nước”. Chính người đại diện của tổ chức khi trả lời phỏng vấn của báo chí cũng kêu gọi: "Đại diện Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam mong muốn và kêu gọi mọi người cùng chung tay ủng hộ 100.000 chữ A để tổ chức sớm hoàn thành yêu cầu từ phía nhà tài trợ và nhận được gói 200 triệu đồng cho các hoạt động vì trẻ tự kỷ ở Việt Nam".
Sáng 15/4 trên Fanpage chính thức của Mạng lưới tự kỷ Việt Nam –VAN đã chính thức thông báo kết thúc chương trình và đại diện chương trình đã lên tiếng xin lỗi cộng đồng với nội dung: “Chúng tôi nhận lỗi nếu có sơ suất trong việc truyền thông, đăng bài về sự kiện gây ra những hiểu lầm đáng tiếc. Kết lại hành trình gom nhặt những chữ A, là những bức hình tràn đầy sự lạc quan vui vẻ của mọi người tham gia trên Facebook thời gian qua, không phải là sự lợi dụng bất cứ ai. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và đồng hành cùng chúng tôi”
End of content
Không có tin nào tiếp theo