Công nghệ 24h

Giải quyết tranh chấp qua nền tảng hòa giải trực tuyến từ 1/4/2021

DNVN - Sáng 30/3/2021, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Tọa đàm với chủ đề “Giải quyết tranh chấp trực tuyến giới thiệu nền tảng hòa giải trực tuyến”. Theo đó, MedUp – Nền tảng hòa giải trực tuyến đã chính thức ra mắt tại sự kiện và đi vào hoạt động từ 1/4/2021.

Đà Nẵng: Gần 100 doanh nghiệp lữ hành tập huấn chuyển đổi số, chuẩn bị phục hồi du lịch hậu Covid-19 / Sắp diễn ra Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2021: Phát triển kinh tế vùng và du lịch

MedUp là nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến được vận hành độc lập bởi VMC (Trung tâm hòa giải Việt Nam thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC). Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Vũ Ánh Dương – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC cho biết, việc chúng ta ứng dụng một phần hoặc toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp được đánh giá là một bước đi tối ưu và là xu hướng tất yếu. Với nhiều ưu điểm vượt trội, MedUp nói riêng và hòa giải thương mại luôn sẵn sàng hấp thu các tiến bộ khoa học công nghệ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng cũng như nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Với việc giới thiệu và ra mắt nền tảng hòa giải trực tuyến MedUp, một trong số rất ít các nền tảng hòa giải trực tuyến tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nền tảng hòa giải trực tuyến sẽ thúc đẩy giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng bao gồm cả các tranh chấp trên các sàn thương mại điện tử. Trong thời gian tới MedUp cũng sẽ hướng đến giải quyết tất cả các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại.

Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) ra nền tảng hòa giải trực tuyến MedUp ngày 30/3/2021.

Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) ra nền tảng hòa giải trực tuyến MedUp ngày 30/3/2021.

Bên cạnh đó ông Dương cũng kỳ vọng, nền tảng MedUp sẽ mang đến những trải nghiệm tốt đẹp cho người dùng. Việc cung cấp nền tảng hòa giải trực tuyến cũng sẽ góp phần xây dựng và thực hiện mục tiêu của Nhà nước về Chính phủ điện tử tiến tới xây dựng Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Mai – Phó cục trưởng Cục Bảo trợ, Bộ Tư pháp, việc triển khai phần mềm này là đúng thời điểm, mang đến cho chúng ta một phương thức mới trong giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. MedUp rất hữu ích, hiệu quả giảm thời gian và giảm chi phí cho doanh nghiệp cho nhà nước cho người dân làm cho môi trường kinh doanh lành mạnh hơn.

TS.Chu Thị Hoa – Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý cho rằng, thực tế là hiện thói quen bỏ qua tranh chấp nhỏ và chọn giải quyết tranh chấp bằng kiện tụng vẫn là phổ biến, chỉ 1% vụ tranh chấp được hòa giải bằng trọng tài thương mại. MedUp được tin tưởng là công cụ giúp hòa giải thương mại phổ biến hơn tại Việt Nam.

"MedUp đặc biệt phù hợp với thương mại điện tử", TS. Chu Thị Hoa chia sẻ và cho rằng, nhiều giao dịch thương mại điện tử có giá trị nhỏ, vài trăm nghìn, vài triệu đồng nên nhiều khi giao nhầm hàng, hàng không đúng mẫu, không đúng như quảng cáo… xảy ra không ít nhưng nhiều khi người mua hàng đành chấp nhận vì tỷ lệ chi phí để đổi hàng đòi được bồi thường với giá trị hàng là khá cao. Và nếu giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính như gửi khiếu nại lên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hay khiếu nại trên các sàn thương mại điện tử hoặc website của doanh nghiệp thì chờ được giải quyết khá lâu và phức tạp. Vì thế MedUp sẽ giúp giải quyết các tình huống này với chi phí thấp nhất.

MedUp là một trong số ít các nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến bằng ADR tại Việt Nam. Với việc phát triển MedUp, VMC hy vọng cung cấp giải pháp công nghệ thúc đẩy nhu cầu giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C bao gồm cả các tranh chấp tín dụng, các tranh chấp thông qua sàn thương mại điện tử) thông qua hòa giải ttrực tuyến. Từ đó mở rộng thành công cụ thu hẹp khoảng cách tiếp cận công lý đối với cả các tranh chấp ngoại tuyến khác thay vì chỉ giới hạn đối với lĩnh vực thương mại điện tử.

MedUp hoàn toàn có thể là nền tảng hòa giải tranh chấp cả trong các lĩnh vực thương mại khác, theo ông Vũ Ánh Dương – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).

“Là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, hòa giải không phải là một phương thức giải quyết tranh chấp mà con là một nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Với ý nghĩa tốt đẹp như vậy, chắc chắn hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp quan trọng tại Việt Nam, góp phần giúp các bên tranh chấp duy trì được quan hệ kinh doanh, làm cho xã hội tốt đẹp hơn và MedUp là mô hình hòa giải hiệu quả”, ông Vũ Ánh Dương phát biểu.

Ông Phan Trọng Đạt – Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam VMC cho biết: Là những người quyết tâm phá đá mở đường, VMC nhận thức sâu sắc rằng hòa giải thương mại nói chung và hòa giải trực tuyến nói riêng được cộng đồng doanh nghiệp đón nhận rộng rãi và phát huy hiệu quả giúp giải quyết tranh chấp nhanh gọn và tiết kiệm chi phí cho xã hội. Nhưng phương thức này rất cần sự chung tay hỗ trợ từ Nhà nước, trực tiếp là từ Bộ Tư pháp và các tổ chức, các hiệp hội ngành nghề và hiệp hội doanh nghiệp, về pháp lý và các vấn đề liên quan tới các trao đổi trên không gian mạng, chữ ký điện tử, định danh và xác thực điện tử và sự phát triển đầy đủ của các chỉ số thương mại điện tử khác.

Sau lễ ra mắt, MedUp chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2021.

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm