Công nghệ 24h

Những công nghệ đã góp phần đối phó và đẩy lùi đại dịch Covid-19

DNVN - Dịch Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành trên toàn cầu, hơn 3,3 triệu người đã tử vong. Dù không thể dập tắt ngay lập tức song những công nghệ như di động, đám mây, phân tích, robot, trí tuệ nhân tạo, 4G/5G, Internet tốc độ cao đã hỗ trợ con người phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Xu hướng tìm kiếm trên Google thay đổi từ sau Covid-19 / COVID-19 có là cú hích để doanh nghiệp chuyển đổi số?

Mạng xã hội phải đối phó với tin giả

Tin giả, xuyên tạc về số ca nhiễm, phương pháp điều trị, vaccine, thuốc, chính sách của chính phủ… gây bất an cho người dân. Nó có thể dẫn đến hỗn loạn trên diện rộng, dân đổ xô tích trữ mặt hàng thiết yếu, thổi giá, bạo lực, phân biệt đối xử, thuyết âm mưu… Để giảm thiểu thông tin sai lệch, các công ty như Google, Facebook, YouTube phải nỗ lực hướng dẫn mọi người truy cập nguồn tin chính thống, được kiểm chứng do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay chính quyền địa phương công bố.

Để giảm thiểu thông tin sai lệch, các công ty như Google, Facebook, YouTube phải nỗ lực hướng dẫn mọi người truy cập nguồn tin chính thống, được kiểm chứng do Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Để giảm thiểu thông tin sai lệch, các công ty như Google, Facebook, YouTube phải nỗ lực hướng dẫn mọi người truy cập nguồn tin chính thống, được kiểm chứng bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO). (Ảnh" Internet)

Các nền tảng mạng xã hội như TikTok phối hợp với WHO để giúp người dùng nhận biết thông tin đúng, kịp thời. Chuyên gia WHO cũng livestream để giải đáp thắc mắc của mọi người.

Ở một số quốc gia, WHO đã thiết lập một chatbot dựa trên trí tuệ nhân tạo WHO Health Alert với hơn 10 ngôn ngữ khác nhau, nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và cách thức phòng tránh, tự bảo vệ bản thân. WHO đã liên hệ với hàng chục chính phủ để giúp cung cấp thông tin chính xác cho người dân thông qua dịch vụ nhắn tin WhatsApp.

Siêu máy tính và AI chống lây lan virus, sản xuất vắc xin, tìm thuốc chữa và đánh giá rủi ro

Trí tuệ nhân tạo (AI) vai trò quan trọng trong gợi ý các thành phần của một vaccine nhờ hiểu sâu sắc về cấu trúc protein của virus, giúp các nhà nghiên cứu y khoa đào bới một số lượng tài liệu liên quan khổng lồ. Các nhóm tại Viện nghiên cứu Allen, Google DeepMind đã phát triển những công cụ AI, chia sẻ bộ dữ liệu và kết quả tìm kiếm. Vào tháng 1, Google DeepMind giới thiệu AlphaFold, hệ thống hiện đại có khả năng dự đoán cấu trúc 3D của một protein dựa trên trình tự di truyền của nó. Trong khi đó, Đại học Texas và Viện Y tế Quốc gia Mỹ sử dụng kỹ thuật sinh học phổ biến để tạo ra bản đồ quy mô nguyên tử 3D đầu tiên về protein đột biến.

 

AI ngày càng cấp thiết với y tế ngày nay. Mô hình dự đoán và phân tích dữ liệu dựa vào AI cho phép các chuyên gia y tế hiểu sâu sắc hơn về các loại bệnh. Với AI, họ có thể dự báo chính xác hơn về tốc độ lây lan, thuốc và điều trị. Giới nghiên cứu dễ dàng tìm ra những báo cáo liên quan, dẫn đến kiến thức hay cách tiếp cận mới để xử lý khi bùng dịch.

Các công cụ đánh giá rủi ro dựa trên AI được thiết kế để tránh sự nhầm lẫn giữa triệu chứng của bệnh nhân cảm lạnh thông thường, cúm hay Covid-19; có cần xét nghiệm hay không và nếu cần thì thực hiện xét nghiệm nào. Baidu phát triển giải pháp AI để sàng lọc hiệu quả lượng lớn dân số, phát hiện thay đổi trong thân nhiệt khi họ di chuyển. Hệ thống có thể kiểm tra khoảng 200 người/phút mà không làm gián đoạn lưu thông. Những công nghệ như vậy được triển khai tại các khu vực đông đúc, bệnh viện, sân bay… nhằm xác định người bệnh nhanh chóng, cách ly họ trước khi lây nhiễm ra cộng đồng.

Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, chính phủ Mỹ nhận được sự trợ giúp của những gã khổng lồ công nghệ trong việc cung cấp những thiết bị tối tân nhất đáp ứng cho việc phân lập mẫu virus, kể cả những biến thể mới của Covid-19, trong thời gian ngắn nhất. Với mỗi biến thể có thể có tới 30.000 DNA gốc, bộ công cụ miễn phí của Nvidia có khả năng giải trình tự gen DNA và RNA nhanh hơn 35 - 50 lần so với truyền thống. Google đã sử dụng chương trình trí tuệ nhân tạo AlphaFold để dự đoán cấu trúc protein và chuyển giao kết quả này cho các trường đại học, viện nghiên cứu.

Mỹ tận dụng lợi thế siêu cường công nghệ để đẩy nhanh quá trình giải trình tự gen, tiến tới sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19. Siêu máy tính Mỹ có sự đóng góp của 43 công ty trong đó có IBM, Intel, Microsoft với sức mạnh xử lý của 6,8 triệu CPU và 50.000 GPU đã giúp hoàn thành gần 100 dự án nghiên cứu về Covid-19. Nhờ đó, Mỹ đi đầu trong việc cấp phép ba loại vắc-xin với hàng chục loại đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2.

Microsoft mau chóng triển khai nền tảng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe miễn phí trên đám mây Azure. Nền tảng này đóng vai trò như một trợ lý ảo thông minh hỗ trợ bác sĩ trong việc quản lý, thăm khám và sàng lọc bệnh nhân Covid-19.

 

Khi việc tiêm vắc-xin được triển khai rộng khắp, Microsoft và Oracle cùng các tổ chức bắt tay nhau xây dựng hộ chiếu vắc-xin điện tử, giúp truy cập và xác thực tình trạng tiêm vắc-xin chỉ thông qua một cú quét mã QR.

Ứng dụng truy vết trên thiết bị di động

Microsoft Bing đã giới thiệu bản đồ Covid-19 tương tác, cung cấp tin tức dịch bệnh trên diện rộng. Sixfold công bố bản đồ live xuyên biên giới cho xe tải để giúp mọi chuỗi cung ứng tại châu Âu nhận biết được sự chậm trễ trong thời gian giao hàng.

Trung tâm chỉ huy dịch bệnh Đài Loan (CECC) kết hợp dữ liệu y tế với dữ liệu di chuyển để tạo một hệ thống theo dõi, cảnh báo thời gian thực. Ví dụ, hệ thống tự động gửi cảnh báo trong quá trình thăm khám lâm sàng nếu họ từng di chuyển tới vùng dịch. Tại Ấn Độ, các nhà mạng như Jio, BSNL, Airtel… thay thế nhạc chờ bằng các thông điệp nâng cao nhận thức về Covid-19.

Nhiều công ty khởi nghiệp ở châu Phi cũng phát triển ứng dụng truy vết lịch sử tiếp xúc. FabLab, một trung tâm đổi mới ở Kenya, đã phát triển một ứng dụng có tên Msafari có thể theo dõi mọi người trên phương tiện giao thông công cộng. Trong khi đó, Maroc cho ra mắt ứng dụng theo dõi Covid-19 là Wiqaytna6, sử dụng công nghệ GPS và Bluetooth, hoạt động theo cách sau khi một trường hợp được phát hiện nhiễm Covid-19, ứng dụng sẽ kiểm tra lịch sử đi lại của người đó trong 14 ngày trước. Những cá nhân đã tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được thông báo bằng tin nhắn.

 

Tại Việt Nam, ứng dụng Bluezone - phần mềm phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 18/4/2020. Bluezone hỗ trợ giảm thiểu các nguy cơ lây lan, giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường.

Ứng dụng Bluezone giúp cơ quan y tế khoanh vùng chính xác hơn phạm vi cần cách ly

Ứng dụng Bluezone giúp cơ quan y tế Việt Nam khoanh vùng chính xác hơn phạm vi cần cách ly. (Ảnh: Internet)

Ứng dụng sẽ cảnh báo nếu người dùng có tiếp xúc gần với ca nhiễm, nghi nhiễm hoặc người đã từng tiếp xúc gần với ca nhiễm hoặc nghi nhiễm. Với việc cài đặt và bật ứng dụng Bluezone, người dùng sẽ hạn chế bị cách ly nhầm do các ca nhiễm không nhớ chính xác lịch trình di truyền của mình của mình. Người dùng Bluezone cũng nhận được cảnh báo sớm, do đó giúp mỗi người hạn chế rủi ro cho bản thân và gia đình, người thân nếu lỡ có tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Ứng dụng Bluezone giúp cơ quan y tế khoanh vùng chính xác hơn phạm vi cần cách ly, giúp xã hội nhanh chóng trở lại bình thường

 

Theo dõi bằng nhận diện gương mặt và dữ liệu lớn

Khi kiểm soát dịch bệnh, phân tích dữ liệu lớn giúp nhanh chóng xác định người nhiễm bệnh, kết nối với họ và điều tra dịch tễ. Công nghệ nhận diện gương mặt cùng với dữ liệu có thể nhận ra một người ngay cả khi họ đeo khẩu trang. Những công nghệ như vậy đã hỗ trợ theo dõi di chuyển của người đang trong thời gian cách ly. Camera giám sát tích hợp nhận diện gương mặt sẽ phát hiện ai vi phạm quy định và ra ngoài dù đang phải cách ly.

Tại Vương quốc Anh, tất cả các địa điểm kinh doanh muốn mở cửa đều phải dán poster chứa mã QR để thu thập thông tin khách hàng trong ít nhất 21 ngày.

Trung Quốc có một hệ thống camera nhận diện khuôn mặt đặt ở mọi nơi. Kết hợp với dữ liệu lớn, máy học nhằm phân tích lịch trình di chuyển, thân nhiệt, số người tiếp xúc, Trung Quốc có thể dễ dàng phân vùng và cô lập F1, F2, F3 ngay khi phát hiện ca F0. Quốc gia này ứng dụng rất mạnh công nghệ để giám sát, khoanh vùng và cách ly người dân trong thành phố, giữa các tỉnh lân cận. Tất cả là nhờ hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu dùng giám sát vận tải hàng hóa, phân luồng giao thông. Trung Quốc cũng sử dụng vệ tinh để theo dõi tiến độ xây dựng bệnh viện dã chiến, dùng AI để phân tích dữ liệu và biểu đồ hóa khu vực lây nhiễm.

Khi Covid-19 lây lan rộng hơn, các công ty như Alibaba và Tencent đã phối hợp với chính phủ Trung Quốc xây dựng hệ thống đánh giá sức khỏe toàn dân gắn với smartphone. Chỉ những người có trạng thái "sức khỏe xanh" mới được phép di chuyển đến những nơi công cộng, đi qua các trạm kiểm soát QR.

 

Giao hàng không tiếp xúc nhờ xe tự động, drone và robot

Xe tự lái, drone, robot đều có tác dụng vào thời điểm con người cần tránh tiếp xúc với nhau. Xe tự lái được dùng để chuyên chở người bệnh giữa các cơ sở y tế mà không cần mạo hiểm mạng sống của người khỏe mạnh. Robot dùng để chuyển phát hàng hóa, thực phẩm, khử trùng bệnh viện, tuần tra trên đường phố. Drone để giao đồ ăn, chuyên chở kit xét nghiệm, thuốc đến địa điểm cách ly, dùng camera ảnh nhiệt xác định người nhiễm virus, phun thuốc khử trùng…

Tại tâm dịch Vũ Hán năm ngoái, Trung Quốc đã ứng dụng robot kết nối 5G cung cấp thuốc men, đồ ăn cho bệnh nhân mà không phải tiếp xúc gần với y bác sĩ. Những chiếc xe tự hành di chuyển khắp đường phố giao nhu yếu phẩm, vật tư y tế. Drone được cảnh sát địa phương sử dụng để liên tục phát đi cảnh báo nhắc nhở người dân đeo khẩu trang cũng như không ra khỏi nhà.

Công nghệ hỗ trợ theo dõi nhiệt độ

Súng nhiệt kế không dây và các thiết bị đo thân nhiệt hồng ngoại khác đang ngày càng thông dụng. Chúng được dùng tại các chốt kiểm soát ở văn phòng, sân bay, khách sạn, cửa hàng và khu vực công cộng. Những công nghệ này hỗ trợ đo thân nhiệt từ xa, rất hữu ích khi chỉ ra được người nào cần khám kỹ hơn.

 

Ứng dụng tự đánh giá sức khỏe

Nhiều trang web được tạo ra với mục đích chia sẻ thông tin phòng chống Covid-19. Tại Cameroon, công ty khởi nghiệp Teachmepad đã ra mắt một trang web bằng ngôn ngữ địa phương cung cấp thông tin phòng chống dịch, đồng thời cảnh báo, chia sẻ thông tin qua tin nhắn điện thoại. Việc người dân cố gắng tự chẩn đoán tình trạng sức khỏe bản thân sẽ góp phần làm giảm áp lực cho các trung tâm chăm sóc sức khỏe và đội ngũ nhân viên y tế. Wellvis, một ứng dụng chăm sóc sức khỏe, đang cung cấp công cụ giúp mọi người tự chẩn đoán và liên hệ với nhân viên cấp cứu y tế ở 15 quốc gia châu Phi. Những dịch vụ như vậy đặc biệt hữu ích ở các nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém và không có khả năng phục vụ số lượng lớn bệnh nhân.

Làm việc từ xa là “phép màu” của công nghệ

 Làm việc từ xa là một trong các giải pháp tuyệt vời nhất hỗ trợ con người trong giãn cách.

Làm việc từ xa là một trong các giải pháp tuyệt vời nhất hỗ trợ con người trong giãn cách. (Ảnh: Internet)

 

Khi dịch bệnh hay các thảm họa khác xảy ra, làm việc từ xa bảo đảm doanh nghiệp tiếp tục hoạt động bình thường, ngay cả trong thời điểm giãn cách xã hội. Những công nghệ cho phép truy cập an toàn vào dữ liệu, ứng dụng doanh nghiệp, cuộc họp ảo, hội nghị đám mây, thực tế ảo/tăng cường… đều phổ biến. Làm việc từ xa là một trong các giải pháp tuyệt vời nhất hỗ trợ con người trong giãn cách.

Tuệ Nhi
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm