Chuyển đổi số

Cựu CEO Facebook: Gọi vốn quan trọng nhất là phải tập hợp được nhóm người dùng sản phẩm từ rất sớm

DNVN - Theo bà Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO Facebook Việt Nam: “Khi gọi vốn người ta thường nghĩ nhiều về tài chính, song thực tế tài chính chỉ là 1 phần quan trọng, quan trọng hơn cả là làm sao người dùng phải tiếp cận được với sản phẩm sơ khai, từ khi chưa ra đời, trong giai đoạn này thường chỉ có 1 nhóm ít người quan tâm và bỏ tiền đầu tư”.

Ứng dụng triệt để CNTT khi giải quyết thủ tục của tàu thuyền khi đến, rời cảng biển Đà Nẵng / Chị gái tỷ phú Mark Zuckerberg khuyến khích phụ nữ tham gia sân chơi đầu tư thế giới


bà Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO Facebook Việt Nam, đồng sáng lập Quỹ đầu tư Alabaster

Bà Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO Facebook Việt Nam, đồng sáng lập Quỹ đầu tư Alabaster.

Tại hội thảo trực tuyến đầu tư vào startup và xây dựng hệ sinh thái với chủ đề: “Vị thế Phụ nữ trong tương lai đầu tư thế giới” được tổ chức hôm 12/5/2021, bà Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO Facebook Việt Nam, đồng sáng lập Quỹ đầu tư Alabaster chia sẻ: “Nếu các bạn nhìn vào đa số công ty trên thế giới, nếu chỉ nhận định người dẫn đầu là người nắm giữ sự thành công thì rất phiến diện. Vì chúng ta phải nhìn vào toàn bộ đội ngũ vận hành đứng phía sau, chúng ta thấy phụ nữ chiếm đa số và những người phụ nữ ấy có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến công ty".

Bà Trang chia sẻ với kinh nghiệm quản lý tại hàng loạt công ty và tập đoàn lớn nhỏ tại Mỹ và trên thế giới. Bà Kiều Trang cho biết, Covid-19 cũng không làm mọi hoạt động của bà và các cộng sự dừng lại, bà vẫn điều hành 2 doanh nghiệp của mình, một là Quỹ đầu tư Alabaster và một công ty AI về lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Hiện công ty đã cho ra đời sản phẩm công nghệ chụp hình ảnh lồng ngực đã được phép lưu hành ở châu Âu, Úc và đang chờ giấy phép lưu hành ở Mỹ. Bà Kiều Trang cho biết, bà đã quay về Việt Nam bằng chuyến bay giải cứu cách đây 8 tháng, để xây dựng một nhà máy in 3D ở Việt Nam. Công ty đã có gần 80 người làm việc và đã cho ra đời các sản phẩm in 3D đầu tiên tại Việt Nam.

Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp công nghệ, bà Trang nói rằng: “Khi gọi vốn người ta thường nghĩ nhiều về tài chính, song thực tế tài chính chỉ là 1 phần quan trọng, quan trọng hơn là làm sao người dùng phải tiếp cận được với sản phẩm sơ khai, từ khi sản phẩm chưa ra đời, trong giai đoạn này chỉ có 1 nhóm ít người quan tâm sản phẩm. Tức là sàn gọi vốn ban đầu phải tập hợp được nhóm người dùng rất sớm. Nhóm người này tin vào công nghệ, tin vào tương lai của công nghệ họ sẽ sẵn sàng dùng thử, từ đó có cái nhìn thực tế hơn về sản phẩm sau khi ra đời. Với một sản phẩm khởi nghiệm, cộng đồng mạng ủng hộ hơn chưa đủ, mà họ sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư cho sản phẩm chưa ra đời. Việc có cộng đồng dùng thử sẽ tạo niềm tin, giúp định hướng phát triển sản phẩm tốt hơn rất nhiều”.

“Ban đầu 2 vợ chồng tôi rất ưu tiên với mảng gọi vốn cộng đồng, hơn là mình tự bỏ vốn ra đầu tư mà khi ra sản phẩm chưa chắc được cộng đồng đón nhận”, bà Trang cho biết.

Cũng theo cựu lãnh đạo Facebook, phụ nữ trong ngành đầu tư công nghệ không nhiều, nhưng tầm ảnh hưởng của phụ nữ lại không nhỏ, mở ra cơ hội cho phụ nữ khác đang tò mò khi đầu tư vào lĩnh vực này. Đầu tư vào công nghệ là lĩnh vực rất đặc biệt, mở ra những cơ hội mới cho đất nước.

Ông Kendrick Nguyễn, nhà sáng lập Republic.co là nền tảng gọi vốn cộng đồng ở Mỹ

Ông Kendrick Nguyễn, nhà sáng lập Republic.co là nền tảng gọi vốn cộng đồng ở Mỹ.

McKinsey ước tính rằng thúc đẩy bình đẳng giới có thể bổ sung thêm 13 nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu trong năm 2030. Ông Kendrick Nguyễn, nhà sáng lập Republic.co là nền tảng gọi vốn cộng đồng ở Mỹ cũng cho biết, thương mại ở Việt Nam hầu hết được quản trị bởi phụ nữ bởi họ có tài năng và những tố chất như sự cẩn thận và có thể làm việc đa tác vụ. Trong các gia đình, 70% các quyết định chi tiêu cho mua sắm được đưa ra bởi phụ nữ. Điều đó đã cho thấy tài năng của nữ giới trong quản lý tài chính. Vì vậy, nếu chúng ta có thể chuyển đổi tỷ lệ đó sang lĩnh vực đầu tư thì sẽ đem lại sự cân bằng về giới và tạo ra sức mạnh mới trong xã hội chỉ trong một vài năm tới.

Để đạt được mục tiêu đó, việc liên tục tham gia kết nối, mở rộng mạng lưới và học hỏi những cố vấn, những người đi trước là yếu tố đặc biệt quan trọng. Riêng trong bối cảnh tại Việt Nam, bên cạnh những cơ hội mới do việc chuyển đổi số trong hàng loạt các lĩnh vực, bà Kiều Trang nhấn mạnh vào sự ủng hộ của gia đình, những người mẹ, người cha, người chồng, là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy một xã hội hướng đến các giá trị sáng tạo từ nhóm nữ giới.

“Trở thành một doanh nhân hay nhà đầu tư có rất nhiều thử thách, đó là một công việc làm suốt ngày đêm và áp lực đối với phụ nữ là rất lớn,” bà Trang nhấn mạnh.”Khi chúng ta có một hệ thống hỗ trợ từ gia đình, trường học, và xã hội thật lành mạnh và ổn định cho phụ nữ, chúng ta sẽ thấy nhiều nữ doanh nhân và nữ nhà đầu tư hơn ở Việt Nam.”

Ông Kendrick Nguyễn cũng cho hay, trên thế giới phụ nữ cầm quyền sử dụng khoảng 12.000 tỷ USD, vì hầu hết 70% trong gia đình các quyết định mua sắm đều do phụ nữ ra quyết định. Điều này rất vừa tốt cho môi trường đầu tư, vừa cân bằng hóa vai trò của phụ nữ trong xã hội tiên tiến... Khi phụ nữ ra ngoài không phải chờ sự quyết định đầu tư từ người đàn ông nữa, tiến tới sẽ đạt được sự cân bằng trong quyết định đầu tư giữa nữ và nam.

Nhật Xuân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm