Doanh nghiệp cần làm gì trước nạn bán hàng giả hàng nhái?
Đà Nẵng: Tốc độ tăng trưởng GRDP dẫn đầu 6 thành phố trực thuộc Trung ương / Đà Nẵng rà soát tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong các KCN
Doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sản phẩm
Theo ông Đỗ Hồng Trung, tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ số để buôn bán hàng giả đặt ra những mối nguy hại khó lường, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, lực lượng thực thi, doanh nghiệp (DN), người tiêu dùng để ngăn chặn.

Trưng bày hàng thật, hàng giả bên lề hội nghị do Ban chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức tại Đà Nẵng ngày 7/7 tại Đà Nẵng.
Thiết kế bao bì độc quyền, thay đổi định kỳ và có đặc điểm nhận dạng riêng, ứng dụng công nghệ số để định danh, xác thực, mã hoá thông tin sản phẩm. Kiểm soát chuỗi cung ứng, tổng đại lý, nhà phân phối, lựa chọn nhà phân phối và đại lý uy tín, cam kết không buôn bán hàng giả, gắn mã sản phẩm và hệ thống định vị trong quá trình vận chuyển.
Cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt hàng thật - giả, công khai thông tin về sản phẩm chính hãng; khuyến khích người dân tố giác, cung cấp sản phẩm bị làm giả, bị xâm phạm sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và các lực lượng thực thi. Đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định; thực hiện các biện pháp pháp lý khác như cảnh báo, khởi kiện đối với các sản phẩm bị xâm phạm hoặc làm giả.
Đối với các hiệp hội, ngành hàng, ông Đỗ Hồng Trung đề nghị đại diện cho hội viên phối hợp với các tổ chức kinh tế, các cơ quan thực thi công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm SHTT, bảo vệ thương hiệu của DN một cách tích cực và hiệu quả hơn.
Chủ động tìm kiếm, chia sẻ thông tin với các lực lượng chức năng về các đối tượng có hành vi sản xuất kinh doanh, vận chuyển, cất giữ và buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ảnh hưởng tới DN hội viên nói riêng cũng như vi phạm pháp luật Việt Nam nói chung để xử lý theo quy định pháp luật.
Siết trách nhiệm các sàn thương mại điện tử
Đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT), theo ông Đỗ Hồng Trung, đóng vai trò trung gian kết nối người bán và người mua nên có trách nhiệm lớn trong việc kiểm soát và ngăn chặn hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh minh bạch, uy tín.
Theo đó, các sàn TMĐT cần xây dựng cơ chế kiểm soát người bán, thẩm định kỹ thông tin người bán, yêu cầu cung cấp giấy phép kinh doanh, CCCD, mã số thuế, địa điểm kinh doanh, nơi cư trú, tạm trú và các loại giấy tờ có liên quan. Kiểm duyệt sản phẩm trước khi đăng trên cơ sở mô tả, hình ảnh, giấy chứng nhận nếu sản phẩm thuộc nhóm có nguy cơ hàng giả cao (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, điện tử, thời trang...).
Đồng thời nâng cao ứng dụng công nghệ phát hiện hàng giả, như sử dụng hệ thống quét tự động để phát hiện các sản phẩm giống nhau nhưng có nghi vấn về giá cả hoặc thương hiệu so sánh dữ liệu sản phẩm với danh sách các nhãn hiệu chính hãng đã đăng ký, kết hợp với blockchain hoặc mã định danh sản phẩm để truy xuất nguồn gốc.
Dùng công cụ AI/thuật toán tự động để phát hiện từ khóa hoặc dấu hiệu hàng giả (giá quá rẻ, tên nhái thương hiệu…), theo dõi dư luận và phản hồi khách hàng bằng AI giúp phát hiện sớm review tiêu cực, tố cáo hàng giả từ khách hàng để doanh nghiệp hoặc cơ quan chức năng xử lý kịp thời.
Ông Đỗ Hồng Trung cũng đề nghị các sàn TMĐT phân loại người bán theo độ tin cậy, thương hiệu (shop chính hãng, shop thường...), hỗ trợ người mua nhận biết, có cơ chế xử lý nghiêm như khóa tài khoản, gỡ sản phẩm, phạt tiền hoặc thông báo công khai nếu phát hiện vi phạm, chuyển thông tin đến các cơ quan chức năng để điều tra xử lý. Phối hợp với chủ thể quyền, chủ nhãn hàng hoá để ưu tiên kiểm soát hàng nhái thương hiệu.
“Các sàn TMĐT phải thường xuyên rà soát, gỡ bỏ sản phẩm vi phạm khi nhận được cảnh báo từ bên thứ ba hoặc chính hãng, và cũng phải chịu trách nhiệm liên đới nếu không có biện pháp kiểm soát hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”, ông Đỗ Hồng Trung nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo