Facebooker bức xúc vì cho rằng bị dắt mũi trong chiến dịch thu thập chữ A để ủng hộ trẻ tự kỷ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khẩn trương hoàn chỉnh và đưa vào ứng dụng phần mềm giám sát, truy vết đối tượng / "Nếu không có cây ATM phát gạo thì chắc tối nay gia đình tôi phải nhịn đói rồi"
Nội dung chương trình “100.000 chữ A hỗ trợ cho trẻ em bị tự kỷ”rất đơn giản. Chỉ cần người dùng mạng xã hội sẽ đăng tải hình ảnh đẹp của bản thân hoặc những hình ảnh mang tính chất tích cực, đồng thời đính kèm hastag với 3 từ bắt đầu bằng chữ cái A: #autism, #awareness, #a365. Mỗi bài đăng sẽ được tính là có thêm 3 chữ A vào quỹ và mỗi người có thể đăng nhiều lần.
Khi chiến dịch mới bắt đầu, với những nội dung không rõ ràng kiểu “Khi gom đủ 100.000 chữ A, gói tài trợ 200 triệu đồng sẽ được trao để có những lớp học miễn phí cho cha mẹ có con tự kỷ ở các tỉnh thành trên cả nước”
Bên cạnh đó, cũng đã có một số báo chí đưa tin về chương trình này kèm theo lời kêu gọi từ phía đại diện tổ chức có nội dung: "Đại diện Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam mong muốn và kêu gọi mọi người cùng chung tay ủng hộ 100.000 chữ A để tổ chức sớm hoàn thành yêu cầu từ phía nhà tài trợ và nhận được gói 200 triệu đồng cho các hoạt động vì trẻ tự kỷ ở Việt Nam".
Thực tế đây là một chương trình được tài trợ bởi một tổ chức của Canada có tên Grand Challenges Canada được tài trợ từ năm 2014 thông qua A365. Chính A365 cũng là một dự án cộng đồng hoàn toàn miễn phí. Và khoản tài trợ 200 triệu đồng từ tổ chức Canada này đã được định sẵn để dành cho chương trình đào tạo các cha mẹ có con tự kỷ. dù có hay không có 100.000 chữ A của cộng đồng mạng. Chính thông điệp không rõ ràng trong nội dung kêu gọi chia sẻ của VAN đã làm cho cộng đồng mạng hiểu lầm và là một tác nhân khiến chương trình được lan tỏa mạnh mẽ ở thời điểm hiện tại.
Chương trình đã rất thành công khi đã tạo được hiệu ứng đám đông lan tỏa rất tốt trên mạng xã hội. Mọi người chia sẻ nhau share với tốc độ chóng mặt. Sau hơn 1 tháng phát động (từ 10/3 đến 15/4) đại diện tổ chức đã chính thức thông báo chương trình kết thúc vì đã gom đủ số chữ A cần thiết.
Chương trình 100.000 chữ A gặp phải nhiều ý kiến trái chiều nghi ngờ về mục đích của dự án
Nhưng cũng chính cách thức truyền thông cùng với những nội dung mập mờ không rõ ràng này đã tạo nên sự nghi ngờ về mục đích của chương trình của một số người và Facebooker trên Facebook. Sau khi chương trình được chia sẻ rầm rộ, có sự tham gia của cả những người có tầm ảnh hưởng và uy tín, một Facebooker có trang Fanpage tên TXT đã lên tiếng và đặt câu hỏi “có phải bạn đang bị dắt mũi”?
Một Facebooker đã cho rằng mọi người đang bị dắt mũi bởi A365.
Facebooker này nhận định: Với một cá nhân 200 triệu đồng có thể là to tát, nhưng với 1 tổ chức thì chả phải to gì. Đúng là có tổ chức phát động, và cũng đánh trúng vào tâm lý nhân văn, nhân ái của người Việt ta. Các bạn đăng rồi, các bạn là ai trong số người tôi nêu ra sau đây: Bạn theo trào lưu, bắt chước người khác? Bạn tặc lưỡi, ờ thì mất có 2 phút, coppy, chọn ảnh đăng, lại giúp được gì đó cho đời? Bạn bị dắt mũi?
Theo như Facebooker này thì trước khi hành động chúng ta hãy đặt ra những câu hỏi: Ảnh bạn đăng lên là con, cháu, người trong gia đình và bản thân các bạn, hệ thống này sẽ được lưu, quản lý, và tất nhiên tiền từ nước ngoài ủng hộ thì người ta cũng sẽ có quyền quản lý dữ liệu đó? Các chữ kia là gì? Nhất là "a365"? Không đơn thuần nhé; họ có làm kinh tế và mục đích khác không? Cái công ty tít bên Canada, chắc giàu mà chỉ có 200 triệu cho số người tiếp cận cái tên của nó lên đến cả nửa trăm triệu người (hơn 1/2 dân số)? Quảng cáo trên truyền hình giờ 200 triệu có làm được?....
Một Facebooker khác vốn là mẹ của một đứa con bị tự kỷ cũng có cùng quan điểm: Chị không đồng ý với cách mà 365VN gian dối khi đưa số tiền 200 triệu vào để kêu gọi mọi người chia sẻ và trong hashtag đó có liên quan đến chính tổ chức và hướng người ta về website của các bạn đang xây dựng.
Với tư cách là một người mẹ có con bị tự kỷ chị nhấn mạnh: “những người như chúng tôi cần là những đứa con của chúng tôi được chính phủ quan tâm hơn, được giáo dục một cách đàng hoàng hơn và được đối xử như những người bình thường mà không bị phân biệt”
Một bà mẹ có con bị tự kỷ không đồng tình với cách làm của A365.
Chị cho biết thêm: “Ngay từ đầu tôi đã không share status của các bạn vì tôi thấy số tiền đó quả nhỏ bé và thực tế không giúp được gì nhiều, thứ 2 các bạn đưa ra các hashtag là có mục đích. Các bạn làm cho tôi cảm thấy 2 từ “tự kỉ” bị lợi dụng và tôi cảm thấy bị tổn thương rất nhiều”
Trước khi tổ chức mạng lưới tự kỷ Việt Nam lên tiếng xin lỗi và đính chính về những thông tin đã đưa ra trước đó thì một Facebooker khác có tê L.Q.V đã có nội dung khẳng định: “Dù có bao nhiêu chữ A được chia sẻ đi chăng nữa thì cái khoản tài trợ 200 triệu đó đã được định sẵn dùng cho chương trình đào tạo cha mẹ có con tự kỷ rồi” Điều này đã khẳng định không phải cần có đủ 100.000 chữ A kia thì mới nhận được khoản tiền tài trợ như những gì mà tổ chức này chia sẻ với truyền thông trước đây.
Sáng 15/4 trên Fanpage chính thức của Mạng lưới tự kỷ Việt Nam –VAN đã chính thức thông báo kết thúc chương trình và đại diện chương trình đã lên tiếng xin lỗi cộng đồng với nội dung: “Chúng tôi nhận lỗi nếu có sơ suất trong việc truyền thông, đăng bài về sự kiện gây ra những hiểu lầm đáng tiếc. Kết lại hành trình gom nhặt những chữ A, là những bức hình tràn đầy sự lạc quan vui vẻ của mọi người tham gia trên Facebook thời gian qua, không phải là sự lợi dụng bất cứ ai. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và đồng hành cùng chúng tôi”
Đại diện VAN cũng cho biết thêm: “Đây là chương trình nhằm thức dậy mối quan tâm và chưa biết về tự kỷ. Chúng tôi không nhằm tới việc quảng bá cho một nhãn hiệu, mà chỉ muốn hệ thống này được nhiều người biết đến, chia sẻ để giúp được nhiều gia đình có con tự kỷ. Đây không đơn thuần là dịch vụ tư vấn mà là sự kết hợp chính tâm huyết và chia sẻ của các phụ huynh có con tự kỷ”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo