Chuyển đổi số

Hậu Covid-19: Hãy biến các sàn thương mại điện tử trở thành công cụ, chứ đừng phụ thuộc vào nó

DNVN – Để duy trì được hoạt động nhiều DN đã mở rộng kênh bán hàng trên các sàn TMĐT như một cứu cánh. Tuy nhiên, các DN cần tỉnh táo. Cần phải biết tận dụng thời cơ để biến khách hàng mua trên sàn thành khách hàng của mình. Hãy biến những sàn TMĐT trở thành công cụ của mình chứ không phải phụ thuộc vào nó.

Chủ tịch Sài Gòn Book: Chuyển đổi số và chăm sóc khách hàng là 2 yếu tố quan trọng của DN / Mobile Money: Lợi ích lớn, nhưng rủi ro cũng rất cao

Nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng về thương mại điện tử. Theo thống kê của iPrice Group và công ty đo lường SimilarWeb công bố số liệu về bản đồ thương mại điện tử Việt Nam qúy I/2020 thì đứng đầu là Shopee với 43,16 triệu lượt truy cập website/tháng tăng 5,2 triệu lượt/tháng so với quý trước.

Đứng sau là Tiki đạt 23,99 triệu lượt truy cập/1 tháng, tiếp đến là Lazada và Sendo. Theo nhận định của Nielsen thì trong năm 2020 sẽ có đến 98% số người dùng Internet sẽ mua hàng qua mạng.

Trong thời gian diễn ra dịch bệnh và tiến hành dãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp (DN) và cơ sở kinh doanh bắt đầu nhận ra được tầm quan trọng của thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh online. Và họ bắt đầu biến kênh bán hàng này trở thành cứu cánh cho mình với mục đích gia tăng doanh số để có tiền duy trì hoạt động của DN.

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định nếu như các DN nhỏ không có chiến lược kinh doanh đúng đắn thì việc bán hàng trên các sàn TMĐT sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro. Hầu hết các đơn vị khi bán hàng trên sàn đều chấp nhận hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh được với hàng triệu các shop khác, biên lợi nhuận mỏng, phụ thuộc hoàn toàn vào các sàn. Về lâu dài đây là một vấn đề cần phải cân nhắc. Chưa kể đến việc các DN sẽ mất đi tập khách hàng của chính mình khi bán hàng trên sàn TMĐT.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Đột phá kinh doanh thời Covid” ông Trần Bằng Việt – Tổng giám đốc Dong A Solution đã đưa ra nhận định của mình về vấn đề này như sau: Việc kinh doanh trên sàn TMĐT sẽ là một trở ngại lớn cho các đơn vị kinh doanh nhỏ. Vì khi khách hàng mua hàng trên sàn TMĐT xong thì có thể họ nhớ mình mua hàng ở sàn TMĐT nào những không nhớ là sản phẩm này là của DN nào nữa.

Các DN nhỏ đưa hàng lên sàn với giá rẻ, lợi nhuận ít thì vẫn bán được hàng. Nhưng người có lợi cuối cùng lại là các sàn TMĐT. Khi DN đã lệ thuộc vào sàn thì việc đưa ra các chính sách với khách hàng sẽ khó hơn. Bên cạnh đó, sau một thời gian các DN này phai bị phụ thuộc vào chính sàn đó và phải theo những yêu cầu về triết khấu, chính sách bán hàng. Vì vậy các DN cần phải tính táo để có cách giải quyết bền vững lâu dài.

Các diễn giả tham gia giao lưu trực tuyến (Ảnh chụp màn hình)

Các diễn giả tham gia giao lưu trực tuyến (Ảnh chụp màn hình)

Cũng trong buổi tọa đàm ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Chủ tịch HĐQT Sài Gòn Book cũng đồng tình với ý kiến của ông Việt. Ông Quỳnh cho rằng: “Việc bán hàng trên sàn TMĐT sẽ là một tất yếu. Nhưng quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để có được thông tin của khách hàng. DN có tệp khách hàng càng lớn thì lợi thế cạnh tranh càng lớn. Bên cạnh đó thì tệp khách hàng chỉ là của bạn khi họ mua sản phẩm trên website của bạn. Còn lại khách hàng mua hàng trên bất kỳ kênh nào khác đều không phải khách hàng của bạn nữa. Vì vậy, các chủ DN cần phải nghĩ giải pháp làm thế nào để dẫn khách hàng từ các nguồn khác nhau lên website của mình”.

Càng trong giai đoạn khó khăn thì khách hàng càng quan trọng. Vì vậy để phải triển bền vững và lâu dài thì DN cần phải xây sở hữu cho mình một tập khách hàng đủ lớn và chất lượng. Đây là giải pháp hiệu quả nhất giúp các DN vượt qua mọi khó khăn và khủng hoảng. Còn khách hàng là còn dòng tiền để phát triển doanh nghiệp.

Về vấn đề này Tổng giám đốc Dong A Solution cho rằng “Các DN khi bán hàng trên các trang TMĐT giá phải rất rẻ mới cạnh tranh được như vậy thì biên lợi nhuận sẽ rất mỏng. Vì vậy các DN cần phải biết tận dụng thời cơ biến những khách hàng đó trở thành khách hàng của mình. Hãy biến những sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada … trở thành công cụ của mình chứ không phải phụ thuộc vào nó. Mình chỉ mượn nó như một công cụ để nối dài tay của mình chứ không nên phụ thuộc hoàn toàn”.

Bên cạnh đó ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cũng nhấn mạnh: “Giá trị của DN phụ thuộc vào tệp khách hàng mà bạn có. Vì vậy bạn cần phải nghĩ cách làm sao để có được tệp khách hàng đó. Nếu bạn bán hàng trên các sàn TMĐT thì hãy nghĩ cách để dẫn dụ khách hàng về website là một trong những nơi là tài sản đầu tư phát triển tập khách hàng và chăm sóc khách hàng là bắt buộc trong bối cảnh hiện nay”.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm