Chuyển đổi số

Hiệu quả của sáng kiến tổ công nghệ số cộng đồng

Kể từ năm 2022, trên cả nước đã có hơn 80.000 tổ công nghệ số cộng đồng, với hơn 400.000 thành viên.

Doanh nghiệp bảo hiểm tăng tốc chuyển đổi số toàn diện / Đề xuất xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin an ninh mạng

Chuyển đổi số ở nông thôn còn gặp khó khăn bởi nhiều lý do: cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, năng lực công nghệ thông tin của đa số bà con còn hạn chế… Để giải quyết những khó khăn này, cáctổ công nghệ số cộng đồngđược thành lập.

Kể từ năm 2022, trên cả nước đã có hơn 80.000 tổ công nghệ số cộng đồng, với hơn 400.000 thành viên. Sau hơn 2 năm triển khai, lực lượng này đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số tại các địa phương.

Tổ công nghệ số cộng đồng là một trong những sáng kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông; được thành lập với để tuyên truyền, hướng dẫn người dân kiến thức về chuyển đổi số, phổ cập kỹ năng số cộng đồng, hướng dẫn sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số trong giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tổ công nghệ số cộng đồng mang tính toàn dân, giải bài toán đặc thù của Việt Nam, thực hiện chủ trương "lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể và mục tiêu trong chuyển đổi số, để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật những thành quả do chuyển đổi số mang lại, không ai bị bỏ lại phía sau".

Khó khăn lớn nhất hiện nay trong triển khai chuyển đổi số ở các vùng nông thôn vẫn là nhân lực và kinh phí đầu tư. Ngoài vấn đề lớn là kinh phí, các xã hiện chưa có nhân lực biên chế, phần lớn cán bộ đều đang kiêm nhiệm, lại chưa được đào tạo về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.

Để khắc phục khó khăn, mô hình tổ công nghệ số cộng đồng ở các địa phương đã xuất hiện những cách làm hay, hiệu quả, đó là dựa vào sức dân để phần nào giải quyết những khó khăn về nguồn lực.

Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Tháp Thượng, xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội có 7 thành viên. Ngoài lực lượng nòng cốt là những đoàn viên thanh niên đến "từng ngõ, từng nhà, từng người", tổ có thêm những nhân lực đặc biệt.

 

Ông Bùi Văn Trường - Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Tháp Thượng, xã Song Phượng, Đan Phượng - cho biết:"Người cao tuổi tuy không nhanh nhạy nữa nhưng họ lại đi động viên được và tuyên truyền rất tốt".

Tổ tranh thủ những thành viên là người cao tuổi và đặc biệt là các cháu trẻ được đào tạo bài bản về công nghệ thông tin.

Chuyển đổi số là lĩnh vực hoàn toàn mới, với nhiều nội dung và đòi hỏi phải hiểu biết sâu, có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Trong khi một số xã không có cán bộ công nghệ thông tin, riêng tổ công nghệ số cộng đồng này có một nhân sự giàu kinh nghiệm.

Khi người dân hiểu giá trị của chuyển đổi số, họ không chỉ trở thành công dân số mà còn trực tiếp đóng góp tiền bạc, công sức vào quá trình chuyển đổi số địa phương.

"Sau khi được tổ tuyên truyền và thấy cuộc sống số tiện lợi hơn nhiều, chúng tôi chủ động tham gia đóng góp vào các phong trào của xã thôn, lắp đặt camera giám sát, đèn năng lượng mặt trời"- ông Đỗ Xuân Dương tại thôn Tháp Thượng, xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội cho biết.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm