Chuyển đổi số

Nhiều rào cản trong thúc đẩy sử dụng thẻ tín dụng nội địa

DNVN - Việc sử dụng thẻ tín dụng nội địa với mức phí, mức lãi không đáng kể sẽ giúp ngày càng nhiều người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại, chính thống, từ đó hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen. Tuy nhiên, việc phát hành thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện vẫn còn gặp rất nhiều rào cản.

Cảnh giác với email mạo danh Amazon đánh cắp thông tin thẻ tín dụng / Cảnh báo tình trạng mạo danh ngân hàng lừa mở thẻ tín dụng

Đẩy lùi tín dụng đen

Theo thống kê của Chi hội Thẻ thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về thẻ tín dụng nội địa, đến nay có 9/41 ngân hàng phát hành với 248.011 thẻ, tăng 19% so với năm 2019. Các tổ chức thành viên có thị phần lớn là Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) chiếm 34%, VietinBank chiếm 27%, Ngân hàng Á Châu (ACB) chiếm 13%, Ngân hàng Nam Á (NamABank) chiếm 12% và Công ty tài chính JACCS chiếm 10%.

Được biết, thẻ tín dụng nội địa được các ngân hàng phát hành nhắm tới mọi đối tượng, đặc biệt là tầng lớp cho thu nhập trung bình thấp (từ 3-5 triệu đồng/tháng). Với thủ tục đăng ký mở thẻ đơn giản, chi phí giao dịch thấp, chi phí rút tiền mặt thấp… thẻ tín dụng nội địa được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều người dùng như hộ nông dân, công nhân, người dân ở vùng sâu, vùng xa - đối tượng dễ bị tín dụng đen “tấn công”.

Trước đây, chúng ta hay nói đến thẻ tín dụng là thẻ tín dụng quốc tế. Với loại thẻ này, chúng ta đang phải trả cho các tổ chức quốc tế rất nhiều các loại phí khác nhau. Chính điều này đã làm chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ khách hàng có thu nhập khá trở lên và thường xuyên có nhu cầu đi mua sắm hoặc du lịch ở nước ngoài cận được với loại thẻ này. Còn ở phân khúc bình dân và đại trà hơn, đa phần nhu cầu người dân vẫn chưa cao và chưa thể tiếp cận tới loại hình này. Đây chính là đối tượng khách hàng mà lâu nay tín dụng đen hoành hành.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh, với những đặc điểm như chi tiêu trước trả tiền sau với thời gian miễn lãi lên đến 55 ngày; được chấp nhận thanh toán và sử dụng trên mạng lưới thanh toán thẻ chip ghi nợ nội địa sẵn có của tất cả các ngân hàng; chi phí hợp lý cho các đơn vị phát hành, đơn vị chấp nhận thanh toán và khách hàng… đây sẽ là lựa chọn phù hợp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM); giúp khách hàng dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng với mức phí hợp lý; góp phần triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và từng bước đẩy lùi tín dụng đen.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng giám đốc Napas cũng cho rằng, việc sử dụng thẻ tín dụng nội địa với mức phí, mức lãi không đáng kể sẽ giúp ngày càng nhiều người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại, chính thống, từ đó hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Việc việc phát hành thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện vẫn còn gặp rất nhiều rào cản.

Việc việc phát hành thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện vẫn còn gặp rất nhiều rào cản.

Vẫn còn nhiều rào cản về pháp lý

Liên quan đến việc đẩy mạnh việc sử dụng thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam trong thời gian tới, tại toạ đàm trực tuyến Phát triển hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt: Khai thác giá trị gia tăng thẻ nội địa” diễn ra mới
đây, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Chủ tịch Chi Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho rằng, đối với việc phát hành thẻ tín dụng nội địa của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều rào cản. Thẻ tín dụng hay cho vay online hiện nay đang chịu những khung khổ pháp lý là cấp tín dụng. Những khung pháp lý hiện tại đã được ban hành cho rất nhiều năm, đòi hỏi một cách tiếp cận, nhận biết từng người một cách rất chặt chẽ và phải qua quy trình thẩm định kỹ càng. Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng đang thúc đẩy tham gia quá trình chuyển đổi số bằng cách tháo gỡ những khung khổ pháp lý để tiếp cận và thúc đẩy mạnh mẽ làm sao đến năm 2025 là có khoảng 50%, nhu cầu cho vay nhỏ lẻ qua kênh số và đến năm 2030 lên được 70%.

“Cách tiếp cận với đối tượng này sẽ có thể áp dụng hai phương thức: hoặc có thể cho khách hàng đại trà vay luôn ở trên app với nhu cầu nhỏ hoặc sử dụng thẻ tín dụng nội địa với nhu cầu lớn hơn”, bà Oanh chia sẻ.

 

Liên quan đến phần tích hợp thẻ, lấy dẫn chứng một số ngân hàng trên thị trường cũng như trên thế giới và bản thân Vietcombank mới đây thực hiện ban hành, đưa ra tính năng phi vật lý, để làm sao chúng ta có thể sử dụng được điện thoại di động như là thẻ hoặc sử dụng luôn điện thoại di động này chính là POS. Tất cả những tính năng này đều được tích hợp lên, lúc đấy chúng ta cũng không cần thẻ nữa, miễn là các tính năng đã được tích hợp, người dùng chỉ chạm là có thể thanh toán được.

“Cách thức Vietcombank, một mặt làm sao mà tăng công năng đối với thẻ chip nhưng nhìn rộng và xa nữa là câu chuyện thẻ phi vật lý, làm sao cuối cùng chúng ta không cần một thẻ nào cả, mà được tích hợp hết trên điện thoại. Muốn như vậy, bản thân Napas phải có những chuẩn hóa và các ngân hàng cần phải có những đầu tư nhất định”, bà Oanh nói.

Cũng theo bà Oanh, đối với các ngân hàng hiện nay, việc quan trọng nhất là làm sao kết nối mạnh mẽ để chúng ta gia tăng các tiện ích liên quan đến tín dụng, các tiện ích liên quan đến thanh toán, kết nối liên quan đến trường học bệnh viện thanh toán giao thông, thanh toán liên quan đến các phần liên quan đến ngân sách nhà nước, hay là các thanh toán liên quan đến mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử, kể cả trong nước hay kể và nhu cầu nước ngoài thì chúng ta đều có thể thực hiện được.

Và việc lớn nhất mà chúng ta các ngân hàng và Napas cũng như Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực để thực hiện đấy là làm sao mà dữ liệu của con chip là phải kết hợp với thẻ căn cước công dân gắn chip; nhận diện chính xác người sở hữu thẻ, giảm bớt rủi ro liên quan đến nhận diện nhầm, eKYC nhầm, mới thúc đẩy được cho vay ở trên thẻ nội địa.

Từ đó, Ngân hàng Nhà nước mới có thể ban hành được thêm nữa những khung khổ pháp lý rộng hơn thoáng hơn để ngân hàng tăng gia tăng dịch vụ đối với thẻ phi vật lý, cũng như là đối với lại các thẻ chip.

 

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm