Chuyển đổi số

Qualcomm hỗ trợ DN Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái số và chuỗi cung ứng toàn cầu

DNVN - Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đề nghị Qualcomm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái số và chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển các sản phẩm, dịch vụ số không chỉ phục vụ cho các nhu cầu trong nước mà còn tiến ra thị trường khu vực và toàn cầu.

Huawei công bố Chương trình Đối tác Ascend để xây dựng hệ sinh thái AI / Thúc đẩy thuê dịch vụ điện toán đám mây để phát triển Chính phủ điện tử

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Qualcomm.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm.

Tại Lễ khai trương Trung tâm R&D và phòng Lab IoT của Tập đoàn Qualcomm tại Hà Nội vào ngày 18/6/2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, việc khai trương Trung tâm R&D và phòng Lab IoT của Tập đoàn Qualcomm một dấu mốc quan trọng cho quá trình phát triển của Qualcomm tại Việt Nam và khu vực.

Việt Nam sẽ thương mại hóa 5G vào cuối năm 2020, tập trung phát triển các sản phẩm Make in Vietnam

Theo Thứ trưởng Phan Tâm, Qualcomm được biết đến là một công ty đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới. Với sứ mệnh của mình, Qualcomm đã không ngừng phát minh, thiết kế và phát triển các công nghệ đột phá dẫn dắt ngành công nghiệp số hiện thực hóa các cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

Tại Việt Nam, Qualcomm đang cùng với các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, Vinsmart, BKAV nghiên cứu, sản xuất các thiết bị viễn thông bao gồm, thiết bị 4G/5G, chip set cho các công ty thiết kế smartphone và IoT. Qualcomm cũng đang thực hiện việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tiếp cận các thị trường khu vực và toàn cầu.

Với 4 phòng thí nghiệm của Trung tâm đi vào hoạt động, các sản phẩm Make in Viet Nam - được sáng tạo, thiết kế, chế tạo bởi các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, sẽ có nơi để kiểm thử, đánh giá chất lượng đáp ứng yêu cầu của cả những thị trường khó tính nhất như Châu Âu hay Bắc Mỹ.

“Bộ TT&TT hoan nghênh và đánh giá cao hoạt động của Qualcomm, việc lựa chọn Việt Nam là nơi đầu tiên đặt trung tâm R&D tại khu vực Đông Nam Á là một quyết định đúng đắn và đúng thời điểm của Qualcomm. Việt Nam đang quyết tâm và dành nhiều nguồn lực cho ngành công nghiệp ICT nên Qualcomm sẽ có nhiều cơ hội hợp tác và phát triển trong lĩnh vực này”, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Phan Tâm, đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị Make in Viet Nam, trong đó tập trung gây dựng 5-10 doanh nghiệp công nghệ số, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Bộ TT&TT đang xây dựng và sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia CMCN 4.0. Các doanh nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bộ TT&TT cũng đang nỗ lực để có thể triển khai thương mại 5G vào cuối năm 2020, nhằm xây dựng hạ tầng cho chuyển đổi số và kinh tế số, tạo cú huých và tạo ra thị trường mới cho ngành công nghiệp ICT.

Văn phòng Qualcomm tại Hà Nội chính thức được khai trương vào ngày 18/6/2020.

Văn phòng Qualcomm tại Hà Nội chính thức được khai trương vào ngày 18/6/2020.

Bộ TT&TT muốn Qualcomm hỗ trợ DN Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái số và chuỗi cung ứng toàn cầu

Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngành Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước với doanh thu năm 2019 ước đạt 112 tỷ USD, tăng trưởng 9,8% so với năm 2018, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động, đóng góp trên 14% cho GDP, nộp ngân sách nhà nước trên 53 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, công nghiệp ICT Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp sản xuất và lắp rắp, tỷ lệ chuyển giao công nghệ chưa đạt yêu cầu, đầu tư R&D không nhiều, liên kết đầu tư nước ngoài và khu vực trong nước chưa chặt chẽ, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Việt Nam đang mắc kẹt ở nấc thang khá thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Để dịch chuyển từ lắp ráp, gia công sang đổi mới sáng tạo, Việt Nam kêu gọi và khuyến khích các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào R&D và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp công nghệ trong nước. Việt Nam sẽ lựa chọn và ưu đãi đầu tư có điều kiện các dự án sử dụng công nghệ "cao, mới, sạch, tiết kiệm", và đặc biệt là ưu tiên các dự án đầu tư nước ngoài có tỉ lệ chi lớn cho nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực tại chỗ.

Với chủ trương đó, một số tập đoàn lớn đã bắt đầu nhìn thấy cơ hội đầu tư vào R&D tại Việt Nam, có thể kể tới Ericsson đã thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo IoT hướng tới các nhà mạng và mạng lưới di động tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc vào tháng 4/2019.

“Tiếp theo Ericsson, ở mảng sản phẩm, Qualcomm là tập đoàn lớn cam kết đầu tư bài bản cho nghiên cứu phát triển tại Việt nam. Bộ TT&TT cam kết sẽ ủng hộ, tạo điều kiện, hỗ trợ để Qualcomm thành công. Bộ TT&TT cũng sẽ cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện môi trường chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động đổi mới sáng tạo, biến Việt Nam thành điểm đến đầu tư vào đổi mới và sáng tạo cho các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới. Thành công của Qualcomm và các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nghiên cứu phát triển tại Việt Nam cũng chính là thành công của chúng tôi”, Thứ trưởng Phan Tâm nói.

Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị Trung tâm R&D và phòng Lab IoT của Qualcomm đóng góp thiết thực cho sự phát triển ngành công nghiệp ICT của Việt Nam thông qua các hoạt động cụ thể sau:

Thứ nhất, đồng hành cùng chương trình Make in Viet Nam, cùng với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm chủ cộng nghệ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, được “sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam”.

Thứ hai, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm các sản Make in Viet Nam đáp ứng nhu cầu thương mại hóa mạng 5G, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số và kinh tế số tại Việt Nam.

Thứ ba, thông qua mạng lưới toàn cầu của Qualcomm, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái số và chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển các sản phẩm, dịch vụ số không chỉ phục vụ cho các nhu cầu trong nước mà còn tiến ra thị trường khu vực và toàn cầu.

Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam cùng hợp tác chặt chẽ với Qualcomm, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, năng lực đổi mới sáng tạo của Qualcomm và mạng lưới toàn cầu của Qualcomm để có thể bắt kịp, đi cùng và tạo ra các sản phẩm Make in Viet Nam có chất lượng, sẵn sàng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm