Chuyển đổi số

T&T Group bắt tay “gã khổng lồ” Amazon hỗ trợ DN Việt Nam xuất khẩu qua thương mại điện tử

DNVN - Theo thỏa thuận hợp tác, Amazon Global Selling, T&T Group, SHB trước tiên sẽ hợp tác với hai nội dung chính: Đào tạo nhân lực 4.0. và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử thông qua hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng MSB cảnh báo về đối tượng mạo danh gửi link giả mạo tới khách hàng / CMC cảnh báo chiến dịch APT mới lợi dụng bộ gõ Unikey tấn công người dùng Việt Nam

Amazon đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, hợp tác với T&T Group và Ngân hàng SHB trong thúc đẩy phát triển TMĐT.

Amazon đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, hợp tác với T&T Group và Ngân hàng SHB trong thúc đẩy phát triển TMĐT.

Theo nguồn tin từ SHB, tại Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới với chủ đề “Vươn mình ra biển lớn” tổ chức ở TPHCM vào ngày 4/12/2019, Tập đoàn Amazon đã chính thức công bố Tập đoàn T&T Group là đối tác chiến lược, SHB là đối tác tài chính ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam trong hỗ trợ thanh toán và nghiệp vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu.

Theo thỏa thuận hợp tác, Amazon Global Selling, T&T Group, SHB trước tiên sẽ hợp tác với hai nội dung chính: Đào tạo nhân lực 4.0. và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử thông qua hệ thống ngân hàng.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sự hợp tác của SHB, T&T Group với Amazon đánh dấu sự ghi nhận của các Tập đoàn lớn quốc tế đối với vị thế và nâng tầm hình ảnh đất nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Cụ thể, tại chương trình đào tạo nhân lực 4.0, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Amazon, T&T Group đã phối hợp tổ chức cuộc thi “Tài năng TMĐT xuyên biên giới Việt Nam 2019” để phát triển năng lực TMĐT cho sinh viên Việt Nam. Cuộc thi đã được phát động vào tháng 9/2019, dự kiến kết thúc vào ngày 31/03/2020. Đây sẽ là bước khởi đầu giúp các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân từ Việt Nam có cơ hội tiếp cận trực tiếp với hơn 300 triệu khách hàng trên toàn thế giới.

Trong hoạt động hợp tác thứ hai “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trên nền tảng TMĐT thông qua hệ thống ngân hàng”, Amazon Global Selling, T&T Group, Ngân hàng SHB sẽ đồng hành, triển khai chiến lược dài hạn tại Việt Nam trong chương trình xây dựng và vận hành các “Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thông qua TMĐT” tại chi nhánh lớn của SHB trên toàn quốc mà bước đầu là hai trung tâm đã được mở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Những buổi đào tạo đầu tiên đã được lãnh đạo Amazon Việt Nam và các chuyên gia tiến hành tại hai trung tâm này và nhận được sự đánh giá cao của các doanh nghiệp tham gia. Các trung tâm này sẽ nhanh chóng trở thành địa điểm đào tạo TMĐT cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm hiểu, bắt đầu xuất khẩu qua Amazon hoặc tăng cường năng lực TMĐT với các dịch vụ tiện ích như: Hướng dẫn mở tài khoản, lập tài khoản thanh khoản, cung cấp tài liệu về bán hàng hiệu quả trên Amazon, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc trong quá trình vận hành tài khoản…Tiếp theo, SHB nhanh chóng đưa vào triển khai các gói sản phẩm, dịch vụ tiện ích dành riêng cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp quan tâm tới việc bán hàng qua hệ thống Amazon.

Theo ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, Amazon là một nền tảng hỗ trợ giao dịch thương mại hiện đại và hiệu quả, mà ở đó, sản phẩm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, với thương hiệu của Việt Nam sẽ đến được với hơn 300 triệu tài khoản người tiêu dùng thế giới. Thông qua Amazon, thế giới sẽ thực sự hiểu hơn về Việt Nam, về những sản phẩm thế mạnh,về trí tuệ cũng như bàn tay khéo léo của người Việt Nam.

“Tập đoàn T&T Group, Ngân hàng SHB, và cá nhân tôi, rất mong muốn được góp phần cho cho sự bùng nổ, cho khát vọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam vươn ra thế giới. T&T Group và SHB sẽ luôn nỗ lực đồng hành cùng Amazon với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu châu Á về TMĐT trong tương lai, như U23 Việt Nam trở thành con rồng Châu Á trong lĩnh vực bóng đá” – ông Đỗ Quang Hiển cho biết.

Amazon dẫn đầu cuộc chơi TMĐT toàn cầu

Với sự bùng nổ của mảng thương mại điện tử (TMĐT) trong những năm qua, doanh thu Amazon đã liên tục được cải thiện và ước đạt 238 tỷ USD trong năm 2019 chiếm gần 10% doanh thu TMĐT toàn cầu. Xu hướng tăng trưởng doanh thu toàn cầu của Amazon được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 con số đạt 356 tỷ USD đến năm 2022 với tăng trưởng bình quân năm khoảng 15%/năm.

 

Amazon được biết đến là “gã khổng lồ” dẫn đầu nền TMĐT toàn cầu với sứ mệnh là bệ đỡ cho tương lai phát triển của doanh nghiệp SMEs. Tính đến năm 2018, Amazon đã đem lại cơ hội cho hơn 200.000 doanh nghiệp SMEs với doanh thu vượt 1 triệu USD, tăng trưởng doanh thu của nhóm đạt 20% và doanh số bán hàng ấn tượng hơn với mức tăng trưởng 50%. Hiện Amazon đang vận hành trang TMĐT tại 18 quốc gia, hỗ trợ 27 ngôn ngữ và hơn 300 triệu tài khoản khách hàng đang hoạt động.

Việt Nam được đánh giá là 1 trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT lớn nhất trên thế giới. Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2015-2018, TMĐT tại Việt Nam liên tục chứng kiến tăng trưởng cao ở các tiêu chí cốt lõi. Doanh thu bán lẻ thị trường Việt Nam năm 2019 ước đạt 211 tỷ USD, trong đó doanh thu TMĐT đạt khoảng 10,4 tỷ USD (tăng trưởng 30%) tương ứng 4.92% thị phần bán lẻ.

Xu thế tăng trưởng của mảng TMĐT tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng cao trong tương lai (ước tăng trưởng bình quân năm khoảng 30%) đạt mốc 50 tỷ USD chiếm khoảng 12% thị trường bán lẻ trong nước đến năm 2025.

“Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển TMĐT xuyên biên giới nhờ lợi thế trong ngành sản xuất, cũng như nguồn cung ứng lao động dồi dào với nhiều tài năng trẻ và một cộng đồng mạng lớn. Amazon Global Selling là một kênh kết nối các nhà bán hàng địa phương đáng tin cậy và phát triển. Với đội ngũ Amazon Global Selling tại Việt Nam, chúng tôi sẽ không ngừng hỗ trợ các đối tác bán hàng Việt Nam trong suốt hành trình kinh doanh của họ trên Amazon”, Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á, Úc và New Zealand cho biết.

Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm