Chuyển đổi số

Vùng Tây Nam Bộ đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học

Ngày 31/7, tại An Giang, Cụm thi đua số 8 Khối các Sở Giáo dục và Đào tạo 12 tỉnh vùng Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.

Lâm Đồng cảnh báo lừa đảo từ các cuộc gọi giả danh / 'Quả ngọt' từ chuyển đổi số của người dân vùng cao

Chú thích ảnh
Bà Trần Thị Ngọc Diễm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang, Cụm trưởng Cụm Thi đua số 8 Khối các Sở Giáo dục và Đào tạo 12 tỉnh vùng Tây Nam Bộ điều hành hội nghị.

Cụm thi đua số 8 Khối các Sở Giáo dục và Đào tạo 12 tỉnh vùng Tây Nam Bộ gồm: Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và An Giang.

Theo thống kê, toàn Cụm có tổng số 6.077 trường mầm non, phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trên 100.000 lớp học với gần 3,3 triệu học sinh. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường học trong toàn Cụm là 211.000 người.

Để hoàn thành nhiệm vụ trong năm học 2024 - 2025, Cụm tiếp tục tập trung thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo; trọng tâm là nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018; triển khai hiệu quả chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 5, lớp 9, lớp 12; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục; huy động nguồn lực, ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục. Đồng thời, ngành Giáo dục và Đào tạo trong Cụm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy và học; triển khai nền tảng quản trị nhà trường sử dụng các sổ điện tử thay cho sổ giấy; chuyển đổi các quy trình công việc, hồ sơ công việc sang môi trường số ở tất cả cơ sở giáo dục.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà các Sở Giáo dục và Đào tạo trong Cụm thi đua số 8 đã đạt được trong năm học 2023 - 2024; biểu dương những cách làm tốt, mô hình hay đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như giáo dục mũi nhọn của các địa phương.

 

Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước phát biểu tại hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát huy vai trò tham mưu để chính quyền các địa phương trong Cụm kịp thời chỉ đạo, điều hành phát triển giáo dục và đào tạo, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2024 - 2025, các địa phương quan tâm hơn nữa công tác tập huấn giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; công tác xây dựng trường học an toàn, lành mạnh và thân thiện để học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ…

Năm học 2023 - 2024, các địa phương đã ban hành, hoàn thiện nhiều chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách và dành nhiều nguồn lực ưu tiên phát triển phát triển giáo dục, trọng tâm là xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia được tăng lên. Đến nay, toàn Cụm có khoảng 3.803 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 63,66%); các tỉnh có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao như: Bạc Liêu (84,42%), Hậu Giang (83,07%), Sóc Trăng (82,77%)…

 

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội nghị.

Năm học 2023 - 2024, các Sở Giáo dục và Đào tạo trong Cụm tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp Tiểu học (lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4); cấp Trung học cơ sở (lớp 6, lớp 7, lớp 8) và cấp Trung học phổ thông (lớp 10, lớp 11) bảo đảm chất lượng và tiến độ. Các Sở trong Cụm cũng đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa; thực hiện đúng quy trình lựa chọn sách giáo khoa; biên soạn tài liệu giáo dục địa phương cơ bản đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Với sự quan tâm, đầu tư, chất lượng giáo dục đại trà của các địa phương trong Cụm thi đua số 8 từng bước được nâng lên. Điểm bình quân trong các Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từng bước được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, năm học 2023 - 2024, tỉnh An Giang nằm trong Top 10 tỉnh, thành phố trong cả nước có điểm trung bình thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 7,024 điểm, Tiền Giang với 6,902 điểm, Vĩnh Long với 6,887 điểm…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm