Chuyện P&G tăng 10 tỷ USD doanh thu nhờ outsource và lý do Việt Nam nằm trong top quốc gia tăng trưởng về gia công thuê ngoài
Proter & Gamble (P&G) luôn được nhắc tới là một trong những case thành công nhất về outsourcing (dịch vụ thuê ngoài).
Sau hàng thập kỷ gồng mình trong cuộc đua phát triển sản phẩm, P&G quyết định outsource một số hoạt động R&D.
Kết quả: Nhờ outsourcing, hiệu suất cải tiến sản phẩm của P&G tăng 60% và đem lại hơn 10 tỷ USD doanh thu từ hơn 400 sản phẩm mới. Ngày nay, khoảng một nửa số lượng sản phẩm sáng tạo của P&G đến từ outsourcing.
Trong phạm vi hẹp hơn, dịch vụ phát triển thị trường (MES) là hình thức outsourcing dành cho các nhà sản xuất thuê ngoài các khâu phân phối, tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu, quản lý bán lẻ và hậu mãi.
Công ty tư vấn quản lý lớn nhất châu Âu Roland Berger của Đức cho biết: Nhu cầu MES ngày càng gia tăng bởi các công ty ngày càng tập trung vào năng lực cốt lõi; hiệu quả chuỗi cung ứng trở nên quan trọng hơn khi áp lực cạnh tranh gia tăng.
Hơn nữa, sự tiến bộ về kinh tế, xã hội, tình hình chính trị khó lường cộng với sự phức tạp của các rào cản gia nhập ngành ở các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương cũng đưa các doanh nghiệp tới lựa chọn MES.
Outsourcing tăng trưởng 2 con số tại thị trường Việt Nam, “mỏ vàng” này đã được khai thác thế nào?
Theo nghiên cứu của Roland Berger, MES tại Châu Á - Thái Bình Dương sẽ có mức tăng trưởng 6,7% từ năm 2016 đến 2021.
Roland Berger cũng đưa ra con số cụ thể của từng quốc gia tại khu vực Đông Nam Á.
Theo đó, trong ngành FMCG, MES trong năm 2016 có dung lượng 7,5 tỷ USD, sẽ tăng lên 12,6 tỷ trong năm 2021 và mức tăng trưởng năm từ 2016 đến 2021 là 10,9%.
Về mức độ tăng trưởng theo năm, Việt Nam đang đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, sau Myanmar (12,5%). Kế sau Việt Nam là Indonesia với 10,1%.
Theo lý giải của Roger Berger, sở dĩ mức tăng trưởng MES của Việt Nam cao như vậy là do lực lượng lao động tăng nhanh (hơn 1 triệu người mỗi năm), chính phủ đang nỗ lực hiện đại hóa nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát thấp.
Mảng thứ 2 mà MES cũng tăng mạnh đó là chăm sóc sức khỏe.
Theo Roland Berger, năm 2016, mảng MES trong thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam có dung lượng 2,5 tỷ USD và sẽ tăng lên 4,2 tỷ USD vào năm 2021. Mức độ tăng trưởng theo năm của MES trong ngành này là 11,1%.
Xét về mức độ tăng trưởng theo năm tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang đứng thứ 4, sau Myanmar, Lào và Campuchia.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng mạnh của mảng MES trong ngành này là do hưởng lợi từ những chính sách khuyến khích phát triển các hệ thống chăm sóc sức khỏe mang tính toàn cầu tại Việt Nam.
Trong ngành Chăm sóc sức khỏe, Roland Berger có đề cập đến mảng Thuốc không kê toa. Theo đó, thị trường Thuốc không kê toa ở Việt Nam năm 2016 có dung lượng 0,4 tỷ USD, sẽ tăng lên 0,7 tỷ USD vào năm 2021. Tốc độ tăng trưởng năm ở Việt Nam là 10,7%. Với tốc độ tăng trưởng này Việt Nam đang đứng sau Campuchia (15,4%), Lào (15,2%), Myanmar 13,5%.
Dịch vụ phát triển thị trường (MES) là hình thức outsourcing dành cho các nhà sản xuất thuê ngoài các khâu phân phối, tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu, quản lý bán lẻ và hậu mãi.
Năm 2015, Việt Nam được công ty Tư vấn Bất động sản Cushman & Wakefield xếp thứ nhất thế giới về outsourcing.
Cơ hội lớn cho những người “nhanh chân”, đón đầu “làn sóng”
Tại Việt Nam, trong ngành FMCG và Chăm sóc sức khỏe, ngoài các công ty quốc tế lâu đời như DKSH và Zuellig Pharma, mới đây, Digiworld cũng chính thức triển khai cung cấp MES cho 2 ngành hàng này.
Thị trường tăng trưởng sẽ tạo cơ hội cho tất cả các người chơi và phần thưởng lớn sẽ dành cho người chơi nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhất là ở Việt Nam, khi mảng outsourcing và MES còn là khái niệm mới với nhiều người.
Theo một chuyên gia trong ngành MES, do các công ty cần tập trung vào những mặt mạnh, nhưng giá trị cốt lõi nên họ sẽ thuê ngoài để tập trung vào những mảng chính.
Digiworld có 5 dịch vụ phát triển thị trường gồm phân tích, marketing, hậu cần, phân phối và hậu mãi. Có thể nói là dịch vụ trọn gói, không chỉ bán hàng mà còn lo cả phần phát triển thương hiệu. Ở Việt Nam, đã có doanh nghiệp Việt làm mảng này nhưng đa số chỉ đảm nhiệm 1-2 khâu, chứ không đủ cả năm khâu như trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo