Cổ đông Viconship chất vấn nguyên nhân giảm lợi nhuận năm 2015
Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) vừa tổ chức ĐHCĐ thường niên 2015.
Năm 2014, như những gì mà Viconship đã dự đoán trước đây, công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra với doanh thu và LNST lần lượt đạt 891 tỷ đồng và 248 tỷ đồng, lần lượt vượt 13,5% kế hoạch doanh thu và 26% kế hoạch lợi nhuận.
Năm 2015, HĐQT công ty đề xuất kế hoạch doanh thu và LNST lần lượt đạt 800 tỷ đồng và 191 tỷ đồng, tiếp nối "truyền thống" dè dặt như những năm trước. Còn nhớ, kế hoạch kinh doanh 2014 cũng được đặt ra thấp hơn mức thực hiện năm 2013, và kết quả công ty đã hoàn thành vượt mức. Thù lao của HĐQT, BKS Viconship được tính toán trên phần LNST đạt được, chứ không từ mức vượt kế hoạch đề ra. Vấn đề này cũng không phải là mới mẻ với Viconship.
Về tỷ lệ cổ tức, HĐQT công ty đề xuất tỷ lệ cổ tức 30% cho năm 2014, trong đó 10% bằng tiền mặt (đã tạm ứng) và 20% bằng cổ phiếu (dự kiến chia trong quý 2 năm nay). Năm 2015, tỷ lệ cổ tức kế hoạch của Viconship ở vào khoảng 20 - 30% - tương đương mức chi 83 - 124 tỷ đồng.
"Nóng" bầu cử HĐQT
Năm 2015, Viconship bầu cử HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới (2015 - 2019. HĐQT Viconship đồng thời đề cử 9 ứng viên HĐQT và 3 ứng viên BKS cho nhiệm kỳ này.
Góp ý tại Đại hội, một cổ đông cho rằng, số lượng ứng viên đề cử nên nhiều hơn số lượng ứng viên được chọn, để đảm bảo khách quan, dù chỉ là "về mặt hình thức". Ông Nguyễn Việt Hòa cho rằng, ý kiến đó rất xác đáng, nhưng việc lựa chọn thêm một vài ứng viên hoàn toàn không đơn giản.
Một cổ đông nhỏ lẻ đứng lên đề cử ứng viên mới cho HĐQT, nhưng theo điều lệ, cổ đông này không sở hữu đủ 5% cổ phần để đề cử ứng viên.
Ứng viên Hoàng Trọng Giang - Thành viên HĐQT đương nhiệm cho rằng nếu có ứng viên phù hợp, ông sẵn sàng rút khỏi HĐQT Viconship. Được biết, ông Giang đã có ý kiến muốn rút khỏi HĐQT khóa tới, nhưng do chưa tìm được ứng viên mới phù hợp, ông vẫn chấp thuận là 1 trong những ứng viên HĐQT khóa 2015 - 2019.
Việc bầu cử - ứng cử HĐQT cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không thể đột xuất đề cập trong một buổi họp ĐHCĐ như thế này được - ý kiến này nhận được sự tán đồng của phần lớn cổ đông có mặt.
Việc bầu cử HĐQT và BKS tương đối mất thời gian, trong khi công ty còn nhiều vấn đề cần trao đổi. Có ý kiến cho rằng, danh sách đề cử có số lượng bằng với số lượng thành viên HĐQT, BKS, nên bỏ thủ tục bầu cử. Hầu hết cổ đông biểu quyết công khai thông qua vấn đề này.
Kết quả, tất cả các ứng viên đều đã trúng cử HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2015 - 2019.
Về dự án Cảng VGP - Đình Vũ
Dự án Đầu tư xây dựng Cảng VGP - Đình Vũ là dự án đầu tư khủng nhất từ trước đến nay của Viconship. Năm 2014, Viconship đã chi 293 tỷ đồng góp vốn thành lập Công ty cổ phần Cảng Xanh Vip (VGP) - tương đương 65% vốn điều lệ công ty mới. Năm 2015, Viconship dự kiến chi 287 tỷ đồng thi công các hạng mục công trình giai đoạn 1, và khoảng 6 tỷ đồng cho công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án.
Khoản tiền khổng lồ hơn, lên tới 334 tỷ đồng Viconship dự kiến sẽ đầu tư thiết bị trong năm tới.
Tại phiên họp ĐHCĐ thường niên 2014, đại diện Viconship cho biết Dự án này có giá trị đầu tư 786 tỷ đồng, thu hồi vốn sau 7 năm và hoàn vốn sau 10 năm, NPV là 1.353 tỷ đồng và sẽ có tác động lớn đến triển vọng dài hạn của VSC. Đây là dự án được đánh giá "khủng" nhất từ trước đến nay của Viconship.
Để thực hiện dự án, HĐQT công ty đề xuất bảo lãnh cho VGP (công ty con vừa thành lập năm 2014 của VSC) vay vốn ngân hàng với hạn mức 700 tỷ đồng, thời gian vay 10 năm. Trong trường hợp VSC có nguồn vốn nhàn rỗi, công ty sẽ cho VGP vay với số tiền tối đa 100 tỷ đồng, lãi suất tương đương của ngân hàng thương mại.
Tại phiên họp ĐHCĐ, cũng như các năm trước đó, việc đặt kế hoạch dè dặt của Viconship luôn được các cổ đông chú ý và gửi nhiều thắc mắc.
Căn cứ vào kế hoạch sản lượng, có thể nhận thấy, sản lượng dự kiến năm 2015 tăng so với 2014. Trong khi đó, doanh thu và LNST kế hoạch đều có xu hướng giảm.
Giải thích vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Viconship cho biết, LNST năm 2014 có tới 47 tỷ đồng không đến từ hoạt động kinh doanh chính của công ty, mà đến từ các công ty liên kết, hoàn nhập dự phòng cổ phiếu PSP, lãi chuyển nhượng vốn, kinh doanh xà lan, lãi tiền gửi…
Năm 2015, công ty không tính đến các khoản lợi nhuận nói trên khi đặt kế hoạch kinh doanh.
Về kế hoạch doanh thu, đại diện Viconship cho rằng, năm 2014 công ty có khoản doanh thu từ hoạt động chuyên chở xả lan. Tuy nhiên, năm vừa rồi công ty đã bán 2 xà lan nói trên, doanh thu vì vậy cũng sụt giảm đáng kể. Ngoài ra, giá cước năm tới có thể giảm so với năm 2014, do cạnh tranh ngày càng gay gắt…
Kế hoạch kinh doanh 2015, vì sao giảm?
Tại phiên họp ĐHCĐ, cũng như các năm trước đó, việc đặt kế hoạch dè dặt của Viconship luôn được các cổ đông chú ý và gửi nhiều thắc mắc.
Căn cứ vào kế hoạch sản lượng, có thể nhận thấy, sản lượng dự kiến năm 2015 tăng so với 2014. Trong khi đó, doanh thu và LNST kế hoạch đều có xu hướng giảm.
Giải thích vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Viconship cho biết, LNST năm 2014 có tới 47 tỷ đồng không đến từ hoạt động kinh doanh chính của công ty, mà đến từ các công ty liên kết, hoàn nhập dự phòng cổ phiếu PSP, lãi chuyển nhượng vốn, kinh doanh xà lan, lãi tiền gửi…
Năm 2015, công ty không tính đến các khoản lợi nhuận nói trên khi đặt kế hoạch kinh doanh.
Về kế hoạch doanh thu, đại diện Viconship cho rằng, năm 2014 công ty có khoản doanh thu từ hoạt động chuyên chở xả lan. Tuy nhiên, năm vừa rồi công ty đã bán 2 xà lan nói trên, doanh thu vì vậy cũng sụt giảm đáng kể. Ngoài ra, giá cước năm tới có thể giảm so với năm 2014, do cạnh tranh ngày càng gay gắt…
End of content
Không có tin nào tiếp theo