Cồng chiêng trong đời sống tâm linh dân tộc Thổ ở Nghệ An
Là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, nơi đây gồm 3 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái và Thổ, Nghĩa Đàn tự hào có một đời sống văn hóa phong phú, trong đó có văn hóa cồng chiêng của người Thổ.
Với gần 8% đồng bào dân tộc Thổ sinh sống, bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét đẹp tinh hoa trong văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình. Cồng chiêng được xem như một vật thiêng, là sợi dây nối kết giữa người trần và các đấng linh thiêng, là nơi họ gửi gắm những tâm tư tình cảm, vì vậy cồng chiêng gắn bó mật thiết trong cuộc sống tâm linh của đồng bào Thổ. Mỗi bản nhạc cồng chiêng được đánh lên lại biểu hiện cho một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của họ.
Bà con dân tộc Thổ ở làng Đong này ngày xưa chỉ có khoảng mười hộ gia đình cùng nhau lập bản giữa chốn rừng núi rậm rạp, con thú dữ thường về phá phách. Già làng lúc đó đã cử những chàng trai khỏe mạnh tìm cách xua đuổi mà không được. Khi đó, có một thanh niên trong đám trai bản lấy cồng ra đánh. Nghe tiếng cồng, con thú dữ khiếp sợ chạy một mạch về rừng sâu.
Từ đó, âm thanh tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên như là một thứ vũ khí để chống lại thú dữ và xua đuổi tà ma. Lâu dần, bà con thường mang cồng, chiêng ra đánh rồi hát cho nhau nghe những điệu ví, câu hò, những làn điệu dân ca Thổ... dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc sau những ngày làm việc mệt nhọc trên nương rẫy.
Ngày nay, cứ vào các dịp lễ tết, lễ mừng lúa mới hay lễ xuống đồng, bà con dân tộc Thổ lại mở hội cồng chiêng. Thường vào các ngày đầu năm của tết âm lịch bà con lại chọn làm ngày đẹp để tổ chức hội cồng chiêng với mong muốn xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, nhà nhà đủ cái ăn, cái mặc, làng bản yên vui...
Không khí lễ hội trở nên rộn ràng tươi vui khi tiếng cồng chiêng hòa lẫn với tiếng hát và tiếng hò reo cổ vũ cho những thành viên tham gia các trò chơi. Điều này thể hiện tính cộng đồng của cộng đồng dân tộc Thổ trong sinh hoạt thường ngày cũng như trong các dịp lễ hội.
Cồng chiêng có ý nghĩa lớn lao trong đời sống tinh thần của bà con dân tộc và là một di sản vô giá. Vì vậy mà chính quyền địa phương luôn quan tâm và đặt công tác bảo tồn, phát triển lên hàng đầu. Tại đây, bà con được hỗ trợ kinh phí tổ chức những lễ hội của mình, trẻ nhỏ trong bản được các già làng dạy lại cách đánh cồng chiêng, những điệu múa, bản nhạc phù hợp với sự kiện tổ chức của dân tộc mình.
Có thể nói, văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Thổ ở làng Đong là một di sản văn hóa tinh thần vô cùng quý giá. Việc gìn giữ và phát huy bản sắc này là việc làm quan trọng và cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao Lưu Diệc Phi không có ai theo đuổi khi còn đi học? Sau khi xem ảnh sinh viên, cư dân mạng cho rằng: Không xứng đáng
Đàm Vĩnh Hưng âm thầm làm 1 việc sau khi lộ tin nhắn ‘xin tiền’, bị tỷ phú Mỹ đòi bồi thường gấp đôi
Con gái út nhà Quyền Linh khoe loạt ảnh đón mùa đông nhẹ nhàng, ái nữ đậm chất 'điện ảnh' khiến netizen mê mẩn
Huyền Lizzie tung ảnh diện bikini, body hiện tại 'đỉnh nóc'
Đâu là bức ảnh đáng xấu hổ của nam tài tử Lee Min Ho khiến anh muốn xoá nhất?
Đàm Vĩnh Hưng chính thức lên tiếng về vụ kiện ồn ào với tỷ phú Mỹ, tuyên bố 1 câu cứng rắn