Hải Phòng: Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi ong nội năng suất cao
Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Việt Nam sẽ trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển AI trên thế giới / Quyền sở hữu trí tuệ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp khoa học công nghệ
Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ TP Hải Phòng, Hội đồng khoa học đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi ong nội năng suất cao và chế tạo máy tách nước thuỷ phần mật ong không sử dụng nhiệt đốt tại Hải Phòng”. Đây là đề tài ngoài ngân sách do Công ty TNHH Đầu tư phát triển xây dựng Thành Khang chủ trì thực hiện và cử nhân Nguyễn Văn Thanh làm chủ nhiệm đề tài.
Nhóm nghiên cứu cho biết, đề tài được tiến hành nghiên cứu đề xuất 2 quy trình bao gồm: Công nghệ kỹ thuật cải tiến kích thước cầu ong, ghép 2 chúa kế vương trong đàn ong nội và chế tạo máy tách nước thuỷ phần mật ong không sử dụng nhiệt đốt góp phần tăng năng suất và chất lượng mật ong.
Quy trình kỹ thuật nuôi ong nội năng suất cao và chế tạo máy tách nước thuỷ phần mật ong giúp nâng cao chất lượng mật ong. (Ảnh minh họa)
Với quy trình cải tiến kích thước cầu ong, ghép 2 chúa kế vương trong đàn ong nội, nhóm nghiên cứu đã tiến hành cải tiến cầu ong bản cầu từ 2,7 cm thành 3cm, độ rộng từ 21cm lên 22cm, diện tích bán tổ từ 33cm x 20cm thành 35cm x 21cm, đồng thời không thay đổi độ dài cầu giúp nhiệt độ và độ ẩm trong tổ luôn đảm bảo ở mức lý tưởng. Việc tăng diện tích bánh tổ giúp phát triển số lượng đàn ong, từ đó tăng sản lượng mật. Bên cạnh đó, việc thay chúa bằng phương pháp chúa kế vương (2 chúa một đàn) giúp giữ ổn định, duy trì số lượng đàn ong trong thời gian thay chúa, từ đó tăng sản lượng mật lên 20%.
Cùng với đó, với quy trình chế tạo máy tách nước thuỷ phần mật ong không sử dụng nhiệt đốt đã giúp loại bỏ tạp chất, diệt men, ép và tách nước trong mật, đảm bảo hàm lượng nước trong mật luôn dưới 21%, đáp ứng các yêu cầu về hàm lượng thủy phần, mùi thơm, độ sạch... nâng cao chất lượng mật ong phục vụ xuất khẩu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ứng dụng 2 quy trình trên giúp giải quyết những vấn đề tồn tại trong quy trình nuôi ong truyền thống, đảm bảo chất lượng mật trong quá trình sơ chế, bảo quản, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho các hộ nuôi ong.
Để góp phần hoàn thiện đề tài, Hội đồng khoa học đề nghị nhóm nghiên cứu bổ sung kết quả kiểm nghiệm, quy trình vận hành, hoàn thiện sơ đồ thiết kế đối với các thiết bị sử dụng trong 2 quy trình công nghệ nói trên. Đồng thời, đánh giá cao ý nghĩa thực tiễn của đề tài trong việc góp phần phát triển nghề nuôi ong nói riêng và ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố nói chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI mất lợi thế độc nhất trên 365 Copilot sau quyết định của Microsoft
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian