Việt Nam chế tạo thành công thiết bị giúp ngăn gia tăng các tật thị lực mắt
Kế toán 3D ứng dụng Blockchain: Cần sự thừa nhận của các cơ quan quản lý / Bộ Y tế: Tốc độ lây của Omicron gấp 7 lần với nhóm chưa tiêm vaccine
Cuộc sống càng hiện đại, con người ngày càng tiếp xúc ít với ánh sáng tự nhiên mà hầu hết thời gian tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo. Vì vậy, hệ thống thị giác và sức khoẻ của con người ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng.
Một trong các hậu quả của việc sử dụng ánh sáng không đúng cách là sự gia tăng các loại tật liên quan đến thị lực mắt như cận thị, loạn thị. Tật cận thị đang phát triển với tốc độ đặc biệt nhanh tại một số nước châu Á như Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.... Tỷ lệ học sinh thành thị bị cận thị đã vượt quá 80% tại một số nước này và đang tăng lên nhanh chóng tại Việt Nam.
Tật cận thị nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thái hóa hoàng điểm, tăng nhãn áp, bong võng mạc và thậm chí dẫn đến mù lòa. Một trong các nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tật cận thị là nhìn gần quá nhiều trong môi trường chiếu sáng không hợp lý.
Tại Việt Nam, đã có một số dự án "chiếu sáng học đường" nhằm góp phần giảm tỷ lệ cận thị của học sinh. Tuy nhiên, giải pháp do các dự án này đưa ra vẫn chưa giải quyết được vấn đề chói lóa mắt, cũng như chưa ngăn chặn được sự gia tăng của tật cận thị. Trong bối cảnh đó, việc tạo ra một môi trường chiếu sáng gần với ánh sáng tự nhiên và thân thiện với con người nhất là rất cần thiết.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu cơ bản để phát triển theo định hướng ứng dụng trong Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020, theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 24/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời nằm trong các định hướng nghiên cứu ưu tiên của ngành Vật lý đến năm 2020 tầm nhìn 2030, được cụ thể hóa trong Quyết định số 677/QĐ-BKHCN ngày 08/4/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN, Bộ KH&CN đã phê duyệt nhiệm vụ “Nghiên cứu chế tạo thiết bị chiếu sáng (FO-SSLx) sử dụng nguồn sáng LED tích hợp linh kiện quang cấu hình tự do FOx và xây dựng một số mô hình chiếu sáng phòng bệnh liên quan đến thị lực mắt” do PGS.TS Phạm Hồng Dương làm chủ nhiệm. Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là Cơ quan chủ trì thực hiện từ tháng 11/2018 đến tháng 10/2021 với mục tiêu chính là: Làm chủ công nghệ chế tạo linh kiện quang cấu hình tự do (FOx); Làm chủ thiết kế, chế tạo thiết bị chiếu sáng (FO-SSLx) tích hợp linh kiện quang cấu hình tự do FOx có phân bố cường độ bất đối xứng, nâng cao hiệu quả và chất lượng chiếu sáng của thiết bị; Xây dựng thành công một số mô hình chiếu sáng góp phần phòng bệnh liên quan đến thị lực mắt.
PGS. TS. Phạm Hồng Dương thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt các nội dung nghiên cứu và kết quả của nhiệm vụ.
Sau 36 tháng triển khai thực hiện, Nhiệm vụ đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, đề tài đã đưa ra được mô hình lý thuyết tổng quát làm tiêu chí để thiết kế, mô phỏng các bộ đèn SkyLED FO-SSLx có tính năng phân bố bất đối xứng; thiết kế, mô phỏng, chế tạo 2 loại thấu kính FOx, 3 loại thiết bị chiếu sáng FO-SSLx có tính năng quang điện khác nhau phục vụ cho các nhu cầu khác nhau; xây dựng giải pháp chiếu sáng HCL với nhiều ưu việt và được người sử dụng đánh giá cao (được Hội chiếu sáng Việt Nam đánh giá đạt/vượt các tiêu chuẩn chiếu sáng theo TCVN).
Từ những thành công bước đầu, các kết quả nghiên cứu đã và đang được nhân rộng trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc liên kết để thương mại hóa và phát triển sản phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích với các sản phẩm khác biệt và ưu việt của đề tài.
Các thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao những đóng góp của Chủ nhiệm và Cơ quản chủ trì; phần báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt có cấu trúc hợp lý, phù hợp với yêu cầu của một báo cáo khoa học; về chủng loại, số lượng, khối lượng, tiến độ và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu nhiệm vụ. Với kết quả đạt được, Hội đồng nhất trí nghiệm thu đề tài mức "Đạt". Đồng thời, yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu các nội dung và chỉnh sửa cho phù hợp, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định công nhận kết quả của nhiệm vụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển
Ứng dụng công nghệ trong phòng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử