Doanh nghiệp - Doanh nhân

Danh sách tỷ phú Đôla trên thế giới tăng “đột biến” trong năm 2014.

Theo Tạp chí Forbes, năm 2014 thế giới chào đón thêm 268 người vào danh sách tỷ phú, trong đó có 42 phụ nữ - con số lớn nhất từ trước đến nay. Qua đó, năm 2014 cũng có thể coi là một năm đầy xáo trộn với nhiều kỷ lục mới của danh sách tỷ phú trên toàn cầu.

 

Cũng theo thống kê trong danh sách này, tài sản của các tỷ phú mới nổi này trị giá khoảng 510 tỷ USD, gần bằng GDP của Nauy. Trong đó, Mỹ vẫn là “miền đất hứa” của các tỷ phú mới nổi, tiếp theo là Trung Quốc.

Hãng tin CNBC dẫn báo cáo tỷ phú toàn cầu thường niên mà tạp chí Hồ Nhuận (Hurun Report) vừa công bố cho biết. Năm 2014, ba người giàu nhất thế giới là Bill Gates, Carlos Slim, Warren Buffett, hiện khối tàn sản mà ba người này đang nắm giữ lên tới 244 tỷ USD, tăng 52 tỷ USD so với năm 2013. Với mức tăng như vậy, đồng nghĩa với việc cứ mỗi phút 3 tỷ phú này kiếm được 100.000 USD. 

 
Tuy vậy, không phải tỷ phú nào cũng may mắn chứng kiến tài sản của mình gia tăng mạnh như ba tỷ phú trên. Năm qua, cả thế giới có 341 tỷ phú mới và 95 trở thành cựu tỷ phú khiến số tỷ phú tăng là 222 người. Trong số các tỷ phú mới có nhiều gương mặt đến từ lĩnh vực công nghệ. Chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu của tạp chí Hồ Nhuận (Hurun Report), ông Rupert Hoogewerf, cho biết “Công nghệ vẫn đang đi đầu về sản sinh tỷ phú”.
 
Sự sa sút tăng trưởng ở nhiều nền kinh tế mới nổi. Đặc biệt là Nga, là nguyên nhân chính khiến khối tài sản của giới tỷ phú toàn cầu đi xuống. Tại Nga có đến 60 tỷ phú bị sụt giảm tài sản trong năm 2014, điển hình là hai tỷ phú gồm; Vladimir Yevtushenkov và Vagit Alekperov của hãng dầu lửa Lukoil. Hai tỷ phú này chứng kiến tài sản ròng sụt giảm tương ứng 77% và 73%. 
 
Năm 2014, lần đầu tiên Ấn Độ vượt Nga về số lượng tỷ phú chiếm vị trí số 3 trong danh sách những nước có nhiều tỷ phú nhất. Đứng đầu danh sách vẫn là Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Trong khi đó, Trung Quốc là nước có thêm nhiều tỷ phú mới nhất là 72 người, tiếp theo là Mỹ với 56 người và Ấn Độ với 27 người.
 
Bên cạnh đó, một số tỷ phú mới nổi đã đi lên từ nghèo khổ, mặc dù tài sản của họ không phải là nhiều nhất trong số những tỷ phú mới nổi năm 2014 những cũng khiến không ít người phải ngưỡng mộ. Điển hình phải kế đến hai tỷ phú như: Jan Koum nhà đồng sáng lập WhatsApp là một ví dụ cho tỷ phú đi lên từ nghèo khổ cho đến khi Facebook đồng ý mua lại ứng dụng nhắn tin trực tuyến WhatsApp với mức giá khổng lồ 19 tỷ USD hồi tháng 2/2014. Ước tính ngay sau thời điểm mua lại, tài sản của Jan Koum đã lên tới 6,8 tỷ USD tính theo số cổ phần mà anh nắm giữ lúc đó.
 
 
Tiếp theo là Joe Stai được xem như là một hình mẫu của doanh nhân, với tài thương thuyết trong các thương vụ đầu tư, thu hút vốn, mua bán và sát nhập doanh nghiệp. Thương vụ Alibaba phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 18/9/2014 với mức giá kỷ lục 68 USD/cổ phiếu và tổng giá trị lên tới 25 tỷ USD được coi là vụ IPO (Initial Public Offering) lớn nhất trong lịch sử Mỹ, vượt xa các thương vụ của VISA và Facebook trước đó.
 
 
Sau thương vụ này, Joe Stai chính thức ra nhập danh sách tỷ phú mới nổi của Forbes năm 2014.
 
Số lượng các tỷ phú tăng lên cho thấy thế giới đang ngày càng phát triển và tạo cơ hội cho nhiều người ngày càng giàu lên. Nhưng có một thực tế là số tài sản của những tỷ phú này nắm giữ đang chiếm quá nhiều trong nền kinh tế thế giới và điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trên thế giới. Mặc dù không ít các Chính phủ đã đưa ra các giải pháp như đánh thuế cao đối với các tỷ phú, xong điều này có tác động gì tới các tỷ phú siêu giàu, mà ngược lại, danh giới giữa giàu và nghèo ngày càng bị đẩy xa hơn.
 
Hoàng Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo