Hỗ trợ doanh nghiệp

Đâu ra 527 tỷ đồng lợi nhuận bất thường của "siêu tập đoàn" Dầu khí?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 đã kiểm toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), "siêu tập đoàn" này ghi nhận lợi nhuận bất thường 527 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 đã kiểm toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), doanh thu thuần năm qua của PVN đạt 271.404 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2016. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của PVN đạt 38.336 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2016. Đáng chú ý, “siêu tập đoàn” này hiện đang gửi ngân hàng 173.600 tỷ đồng, chiếm 22% tổng tài sản.

Do tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần giảm đáng kể từ mức 85,5% xuống 81,7% nên lợi nhuận gộp năm 2017 của PVN tăng tới 46% lên 50.020 tỷ đồng.

Năm qua, PVN ghi nhận 14.769 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính, tăng 19% so với năm 2016.

Năm qua, PVN cũng ghi nhận 14.769 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính, tăng 19% so với năm 2016. Trong đó, lãi tiền gửi, tiền cho vay là 7.924 tỷ đồng (chiếm 54%); lãi tiền đầu tư Vietsovpetro là 4.953 tỷ đồng (chiếm 34%); lãi chênh lệch tỷ giá là 837 tỷ đồng (chiếm 5,7%). Trong năm, PVN cũng ghi nhận lợi nhuận bất thường 527 tỷ đồng tiền thanh lý khoản đầu tư, mất quyền kiểm soát tại công ty con.

Về chi phí, năm 2017, chi phí tài chính của PVN đạt 5.761 tỷ đồng, giảm 21% so với năm 2016; trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay (chiếm 82%). Trong khi đó, chi phí bán hàng đạt 5.264 tỷ đồng, giảm 4,4%; chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 9.475 tỷ đồng, giảm 2,7%.

Kết thúc năm 2017, PVN ghi nhận lợi nhuận trước thuế 48.220 tỷ đồng, tăng 82%. Lợi nhuận sau thuế đạt 38.336 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2016. Tính đến hết ngày 31/12/2017, tổng tài sản của PVN đạt 784.604 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8% so với hồi đầu năm.

Đáng chú ý, PVN hiện đang có 23.037 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, 49.364 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn không quá 3 tháng và 101.230 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn từ trên 3 tháng đến không quá 1 năm. Như vậy, tổng lượng tiền gửi ngân hàng của PVN lên đến 173.631 tỷ đồng, chiếm 22% tổng tài sản.

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của PVN đến hết ngày 31/12/2017 ở mức 441.983 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,2% sau một năm. Nợ phải trả ở mức 342.621 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,4%; trong đó, tổng nợ vay ở mức 192.723 tỷ đồng, tăng 1,5%.

 

Liên quan đến quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam — SBIC), hãng kiểm toán Deloitte cho biết PVN đang tạm ghi nhận giá trị xây dựng cơ bản dở dang tại các dự án được bàn giao từ SBIC với số tiền là 695.348 triệu đồng, đồng thời ghi nhận phải trả SBIC với số tiền tương ứng trên tài khoản phải trả khác.

Đến ngày 31/12/2017, PVN chưa đối trừ hết số tiền đã thanh toán cho SBIC liên quan đến việc bàn giao các dự án trên là 720.297 triệu đồng.

Cũng đến thời điểm trên, số tiền PVN phải thu về cho vay là 42.355 tỷ đồng, chủ yếu bao gồm: Khoản PVN cho Công ty Liên doanh Rusvietpetro (thành lập tại Nga) vay.

Tại ngày 31/12/2017, khoản cho Rusvietpetro vay này có giá trị là 137 triệu USD (ngày 31/12/2016: 240 triệu USD), không có tài sản bảo đảm, có thời hạn trả nợ gốc là 5 năm, trong đó 1,5 năm ân hạn, lãi suất 5%/năm áp dụng từ ngày 1/1/2015 đến khi hoàn trả các khoản nợ gốc (nếu không có thỏa thuận nào khác giữa các bên). Thời hạn trả nợ gốc cuối cùng theo các thỏa thuận bổ sung của hai bên là cuối quý III/2019.

Ngoài ra, về khoản PVN cho Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn vay, tại ngày 31/12/2017, khoản cho Nghi Sơn vay này có giá trị là 333,8 triệu USD (ngày 31/12/2016: 195,8 triệu USD). Lãi suất của khoản cho vay được tính bằng lãi suất LIBOR 1 tháng tại từng thời điểm cộng với 6%/năm. Khoản cho vay không có tài sản bảo đảm.

 

Các khoản phải thu về cho vay khác chủ yếu phản ánh các khoản Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcomBank - Công ty con của PVN) cho các tổ chức, cá nhân trong nước vay.

Nên đọc
Theo Enternews
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo