Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng tới vùng sâu vùng xa
Làm sao để người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ ngân hàng? Nội dung này được thảo luận sôi nổi ở Hội nghị "Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động cho người nghèo và phụ nữ" do Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức.
Qua hơn 1 năm triển khai dịch vụ tin nhắn cho khách ở 10 tỉnh vùng nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội ước tính có thể tiết kiệm hơn 42 tỷ đồng cho người dân vì không mất thời gian tới ngân hàng vẫn đối chiếu được công nợ, hay biết được số dư tiền gửi, tiền lãi. Ngoài ra, chi phí hoạt động của Ngân hàng cũng giảm 12 lần.
Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, đẩy mạnh ứng dụng ngân hàng trên di động sẽ kéo gần hơn khoảng cách giữa người dân ở vùng sâu, vùng xa với các dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, khi gần 90% người dân nông thôn đều dùng điện thoại di động và 68% trong đó có điện thoại thông minh. Tuy nhiên, cần có hành lang pháp lý đầy đủ hơn, ngân hàng mới có thể triển khai nhiều dịch vụ.
Các chuyên gia cũng nhận định, công nghệ số khiến dịch vụ ngân hàng trở thành chấp nhận được với cả khách hàng thu nhập thấp; đồng thời, giúp họ cải thiện đời sống khi tiếp cận được vốn ngân hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khai phá thị trường 'tỷ đô' Halal: Bắt buộc phải chọn tổ chức chứng nhận uy tín
EU có thể lùi triển khai quy định EUDR, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Đà Lạt: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ động đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ để đẩy mạnh xuất khẩu
Giám sát hiệu quả FDI: Cần bộ tiêu chí thống nhất, toàn diện