Hỗ trợ doanh nghiệp

ĐBSCL kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển du lịch với 78 dự án

Ngày 25/10, Hội nghị đầu tư vào ĐBSCL thường niên lần thứ 5 (Mekonginverst 2017) với chủ đề "Thu hút đầu tư hạ tầng – nền tảng phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long" đã diễn ra tại Cần Thơ, thu hút gần 300 đại biểu là lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tham dự.

Tại hội nghị, vùng ĐBSCL giới thiệu 78 dự án kêu gọi đầu tư 157.800 tỷ đồng tạo nền tảng phát triển du lịch vùng ĐBSCL. Trong 78 dự án đó, có 33 dự án thuộc nhóm bất động sản và du lịch, vốn đầu tư 7.800 tỷ đồng và 45 dự án liên quan đến các ngành nông nghiệp, công nghiệp, chế biến, chế tạo, hạ tầng logistic, vốn đầu tư dự kiến 150.000 tỷ đồng.

Quang cảnh hội nghị. Nguồn ảnh: Tài nguyên và Môi trường

Tiến sĩ Võ Hùng Dũng – Giám đốc VCCI Cần Thơ phát biểu tại hội nghị cho rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội mới và ĐBSCL được đánh giá là điểm đến đầu tư, kinh doanh hấp dẫn.

Theo ông Dũng thông tin, tổng mức bán lẻ hàng hóa của vủng ĐBSCL năm 2016 đạt 675 nghìn tỷ đồng (chiếm 19,15% cả nước); số du khách đạt 28,15 triệu lượt (tăng 9,1%), trong đó khách quốc tế đạt 2 triệu 472 ngàn lượt, tăng 18,4% so với năm 2015 và cao nhất trong nhiều năm qua. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, ĐBSCL đón 20,98 triệu lượt du khách (tăng 17%), doanh thu đạt 6.504 tỷ đồng (tăng 22% so cùng kỳ năm 2016).

Ngoài ra, tại hội nghị các đại biểu cũng có chung nhận định rằng ĐBSCL được đánh giá còn nhiều dư địa cho phát triển du lịch, tuy nhiên cơ sở hạ tầng lại là điểm cản trở lớn. Đó là khi giao thông được kết nối thuận tiện, các chuyến bay quốc tế chưa nhiều, tuyến cao tốc nối các tỉnh với TP.HCM chưa hoàn thiện, các địa phương chưa có nhiều điểm du lịch và khu vui chơi quy mô đủ lớn để du khách có thể lưu lại nhiều ngày - ngoại trừ Phú Quốc.

Bên lề hội nghị là các hoạt động giao thương. Nguồn ảnh: Tài nguyên và môi trường

Bên cạnh đó, hội nghị cũng khẳng định, các điểm du lịch sinh thái, tự nhiên chưa được đầu tư khai thác triệt để, trung tâm mua sắm và tiêu thụ hàng hóa còn ít và nhiều hạn chế.

Trước tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2227/QĐ-TTg phê duyệt tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020 tầm nhìn 2030 để phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch. Theo đó dự kiến đến năm 2020, lượng khách du lịch đến ĐBSCL đạt 34 triệu lượt, doanh thu 25 nghìn tỷ đồng, đến năm 2030 lượng khách đạt 52 triệu lượt, doanh thu 111 ngàn tỷ đồng.

 

Hiện tại, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Chính Phủ, ĐBSCL đang được tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển. Có thể thấy rõ, ĐBSCL đã tích cực nổ lực để cải tạo hình ảnh tích cực trong công tác điều hành và tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng. Điều này chính là điều kiện cơ bản hấp dẫn, cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng là nơi diễn ra các hoạt động giao thương nhằm giúp cho các lãnh đạo địa phương gặp gỡ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và giữa các doanh nghiệp trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nên đọc

 

Lương Hòa (Tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo