Hỗ trợ doanh nghiệp

Diễn đàn Thương mại Quốc tế - bệ phóng đưa công ty nhỏ ra biển lớn

Để giúp các công ty khởi nghiệp Việt Nam giải quyết các khó khăn trong xuất nhập khẩu toàn cầu, hai bạn trẻ thành lập Diễn đàn Thương mại Quốc tế.

Động lực phát triển của Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua FTA

Tính đến cuối năm 2017, các Hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán lên tới 16 - một con số rất ấn tượng đối với một quốc gia đang phát triển như nước ta. Các FTA trong khối ASIAN, và Hiệp Định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp Định Thương Mại Tự Do Giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có thể mang lại những cơ hội lớn và vượt trội, tạo ra những lợi thế lớn cho xuất nhập khẩu cho nước ta, với những ưu đãi thuế quan khi tiếp cận thị trường của các nước đối tác. Mức độ cam kết và tự do hóa rất cao, nhiều quốc gia trong khu vực và có diện tác động bao trùm rộng, từ lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu tới dịch vụ, đầu tư, thậm chí cả thể chế.

Sự bùng nổ mạnh mẽ của làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam với tư duy vươn ra toàn cầu là bước đột phá lớn của cộng đồng khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp xuất khẩu với nhiều dự án có quy mô lớn, hướng tới phục vụ thị trường quốc tế với các sản phẩm chất lượng cao được đầu tư bài bản, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế này không chỉ khẳng định sự trưởng thành của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, mà còn là một tín hiệu vui cho công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng tại Việt Nam thông qua các FTA đã được ký kết.

Bà Nguyễn Thị Trang, chuyên viên xuất nhập khẩu, chia sẻ tiềm năng phát triển kinh doanh xuất khẩu sang thị trường không có quá nhiều các rào cản kỹ thuật nhưng nhu cầu lại tương đối lớn như các mặt hàng nông sản cho thị trường Trung Quốc và các mặt hàng hương liệu như : quế, hồi, hương chưa qua tẩm ướp cho thị trường Ấn Độ. Đây là lợi thế và tiềm năng rất lớn của các doanh nghiệp sản xuất nông sản, hương liệu, thủ công của nước ta.

Về tổng thể, các hiệp định thương mại FTA - với việc xoá 99% các loại thuế quan - đang mang lại cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) nói riêng những cơ hội từ hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Xu hướng khu vực hóa, tự do hoá, đa phương hoá đang chiếm ưu thế trong cả thập kỷ tiếp theo. Các doanh nghiệp khởi nghiệp mới phát triển cần xác định những định hướng của khi tham gia vào tiến trình chung.

Những khó khăn thách thức khi tham gia cuộc chơi toàn cầu

Tham gia cuộc chơi toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam gặp vô vàn những khó khăn. Hai thách thức chính mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp trong bối cảnh toàn cầu hoá gia nhập sân chơi quốc tế là họ chưa có sự liên kết xây dựng cộng đồng trao đổi thông tin kinh nghiệm cũng như nguồn hàng với nhau, cũng như liên kết yếu với các doanh nghiệp lớn. Hiểu biết cặn kẽ thông tin về thị trường của họ còn tương đối yếu nên khó đáp ứng những yêu cầu về chất lượng hàng rất khắt khe - bao gồm đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn sản xuất và truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Trước thời cơ hội nhập, chúng ta vẫn “chưa biết gì để mà chuẩn bị”.

Ông Đỗ Đình Sơn Tùng – Tổng Giám Đốc An Bình Group - chia sẻ về kinh nghiệm phát triển tìm kiếm đối tác nước người của An Bình với các mặt hàng nông sản có thế mạnh ở nước ta như quả vải mà công ty đang xuất sang thị trường Dubai, và tiềm năng cung cấp thịt bò từ Ấn Độ, châu Âu đến thị trường Việt Nam cho các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp trong ngành thực phẩm.

Thứ hai 97% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ và vừa. Họ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên rất khó khăn khi tiếp cận và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng nhưng kinh nghiệm sản xuất kinh doanh ra nước ngoài còn rất kém và chúng trở thành nút thắt khó gỡ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Diễn đàn thương mại quốc tế - nơi tháo gỡ khó khăn cho start-up xuất nhập khẩu

 

Với mong muốn vươn ra thị trường thế giới, giải quyết các khó khăn của các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu toàn cầu, Lê Quý Tùng, nhà quản lý sản xuất của công ty công nghệ nông nghiệp Sero có trụ sở ở Mỹ, đã cùng Nguyễn Thị Trang, một chuyên gia về xuất nhập khẩu, thành lập “Diễn đàn Thương mại Quốc tế”. Đây là nơi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà xuất nhập khẩu, các bạn trẻ khởi nghiệp chia sẻ suy nghĩ, định hướng chuyên môn, tìm ra giải pháp ý tưởng, phương án cho hoạt động kinh doanh với mong muốn đưa hàng hoá ra thị trường thế giới.

Các bạn trẻ khởi nghiệp tham gia Diễn Đàn trao đổi kinh nghiệm tìm kiếm nguồn hàng và hợp tác với các đối tác quốc tế.

"Thông qua các hoạt động tại diễn đàn, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm cầu nối cho hoạt động Logistics, tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu, đối tác xuất khẩu. Các hoạt động liên quan đến thủ tục hải quan cũng được giải đáp bởi chuyên gia trong ngành xuất nhập khẩu cũng như những chia sẻ từ các CEO đang quản lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu", Tùng nói.

Nhà quản lý 23 tuổi cũng nhấn mạnh rằng, thông qua diễn đàn, những người trẻ đam mê kinh doanh có thể cùng nhau xây dựng cộng đồng khởi nghiệp, kênh hợp tác cộng đồng doanh nghiệp (Community Enterprise Partnership), thúc đẩy các bạn trẻ có định hướng mục tiêu phát triển thị trường quốc tế (Go Global). Tầm nhìn của tổ chức là kết nối mạng lưới xuất nhập khẩu của người Việt trẻ thành một mắt xích quan trọng trong việc tham gia quá trình tự do hoá thương mại đang thay đổi và lớn mạnh không ngừng ở nước ta.

Nên đọc
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo