Doanh nghiệp châu Âu nỗ lực loại bỏ túi nylon
Ngày 5/6 là ngày môi trường thế giới, nhiều quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh phát triển hoạt động tái chế rác thải nhằm hạn chế những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, hiệu quả hơn cả chính là thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và thói quen của doanh nghiệp, từng bước giảm sự phụ thuộc vào túi nylon.
Cũng như nhiều siêu thị khác, LOS Market là nơi nhiều người dân Copenhagen, Đan Mạch tìm tới để mua các loại thực phẩm cần thiết hàng ngày. Điểm khác biệt ở chỗ, thay vì túi nylon, LOS Market khuyến khích khách hàng sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường.
Còn tại Prague, Cộng hòa Czech, công ty khởi nghiệp Miwa thậm chí đã phát triển một hệ thống phân phối sản phẩm hoàn toàn không sử dụng túi nylon. Chỉ cần nhập lệnh, người tiêu dùng sẽ có thể mua chính xác số lượng hàng hóa mình cần đựng trong bao bì làm từ vật liệu thân thiện với môi trường.
Trong những năm gần đây, các cửa hàng thân thiện với môi trường đang dần trở nên phổ biến hơn tại châu Âu, làm thay đổi đáng kể thói quen của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn một thách thức khác là thói quen của các nhà cung cấp.
Liên minh châu Âu hiện vẫn đang là một trong những nền kinh tế sử dụng nhiều túi nylon nhất thế giới, tạo ra 15,8 triệu tấn rác thải mỗi năm nhưng chỉ có 40% được tái chế.
EU hiện đang đặt mục tiêu tái chế toàn bộ các loại bao bì nhựa vào năm 2030. Tuy nhiên, thời gian đó có thể được rút ngắn đáng kể nếu người dân và các doanh nghiệp dần thích ứng với việc ngăn ngừa, một cấp độ cao hơn của tái chế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo