Apple sẽ thành công ty trị giá 3.000 tỷ USD vào năm 2022
Theo chuyên gia phân tích Dan Ives của Wedbush, trong thời gian từ 12-18 tháng tới, vốn hóa thị trường của Apple sẽ tăng lên 3.000 tỷ USD.
Toyota Việt Nam tăng trưởng doanh số mạnh mẽ trong tháng 5/2021 / VinFast bán gần 2.900 ôtô trong tháng 5/2021
Nhận định này được đưa ra trong thời điểm cổ phiếu Apple vừa giảm khoảng 5%, sau đợt bán phá giá của các nhà đầu tư. Hiện tại Táo khuyết là công ty có giá trị cao nhất thế giới với vốn hóa thị trường 2.100 tỷ USD.
Năm 2018, lần đầu tiên giá trị vốn hóa của Apple vượt qua mốc 1.000 tỷ USD. Đến 2020, con số này tăng lên gấp đôi. Nhiều nhà phân tích, bao gồm Dan Ives, từng dự đoán Táo khuyết sẽ sớm đạt mức 3.000 tỷ USD.
Apple sẽ tiếp tục là công ty có giá trị nhất toàn cầu và vươn lên mốc 3.000 tỷ USD trong thời gian tới. Ảnh: Getty Images.
“Chúng tôi nghĩ là khoảng 12-18 tháng kể từ thời điểm hiện tại”, Ives đưa ra nhận định trên CNBC về thời gian Apple chạm đến cột mốc tiếp theo.
Dan Ives cho rằng lĩnh vực dịch vụ sẽ là khâu đột phá, yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng của Apple trong thời gian tới.
Từ trước đến nay, Apple được xem là một công ty phần cứng. Khi Tim Cook trở thành CEO, ông thúc đẩy phát triển một hệ sinh thái dịch vụ xoay quanh iOS, dựa trên hàng tỷ người dùng hiện có của Táo khuyết.
Ives định giá mảng kinh doanh dịch vụ phần mềm của Apple hiện nay vào khoảng 1.000 tỷ USD. Con số này sẽ tăng gấp rưỡi, giúp vốn hóa của hãng chạm tới cột mốc 3.000 tỷ USD vào năm sau.
Tại sự kiện WWDC 2021 vừa diễn ra hôm 7/6, công ty giới thiệu một loạt bản cập nhật mới cho các sản phẩm phần mềm và dịch vụ chủ lực. Có thể nhận ra xu hướng Apple muốn mở rộng cơ sở người dùng, kiếm tiền nhiều hơn từ hệ sinh thái bao quanh.
>> Xem thêm: Apple xác nhận iPhone 13 sẽ có ít nhất 7 biến thể
Hệ sinh thái dịch vụ dựa trên hàng tỷ người dùng hiện tại sẽ là động lực tăng trưởng của Apple trong thời gian tới. Ảnh: MacRumors.
Ives cho rằng Apple đang đặt nền móng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, nơi phần mềm và dịch vụ đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn, có thể cản trở quá trình tiến đến cột mốc 3.000 tỷ USD của Apple. Một trong số đó là cuộc chiến tại tòa án với Epic Games - nhà sản xuất tựa game nổi tiếng Fortnite.
Năm ngoái, Apple thẳng tay gỡ bỏ Fortnite khỏi App Store, tuyên bố trò chơi này vi phạm các nguyên tắc cơ bản trên nền tảng phân phối phần mềm của họ.
>> Xem thêm: Bảng giá điện thoại Bphone tháng 6/2021
Chỉ vài giờ sau, nhà phát triển Epic Games đã đệ đơn kiện lên tòa án, cáo buộc Apple có hành vi cản trở cạnh tranh. Gã khổng lồ xứ Cupertino phản bác quan điểm này, đồng thời yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Ngoài ra, Dan Ives cho rằng cơ quan quản lý ở nhiều nơi trên thế giới bắt đầu giám sát chặt hơn hoạt động kinh doanh của Apple.
>> Xem thêm: Bảng giá điện thoại Nokia tháng 6/2021
Vào tháng 4, dựa trên đơn yêu cầu của Spotify, Ủy ban châu Âu tuyên bố Apple “lạm dụng vị trí độc quyền của mình” trong việc phân phối các ứng dụng âm nhạc trực tuyến thông qua App Store.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo