Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp thương mại điện tử "hụt hơi" trên sân nhà

Các nền tảng TMĐT nước ngoài đang mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả.

Giám đốc Mỹ phẩm Xuân Trang làm Phó Chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Lâm Đồng / Nhiều chỉ tiêu kinh doanh tại 19 Tập đoàn, Tổng công ty vượt kế hoạch

Sự mở rộng mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc đang tạo áp lực lớn cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Temu, một nền tảng bán hàng giá rẻ xuyên biên giới của Trung Quốc, đã chính thức gia nhập vào Việt Nam, báo hiệu cuộc cạnh tranh khốc liệt mà các doanh nghiệp bán lẻ nội địa phải đối mặt. Với sức mạnh từ công nghệ, hạ tầng logistics hiện đại và lợi thế giá cả, Temu cùng các nền tảng TMĐT Trung Quốc khác đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Cạnh tranh khốc liệt...

Sự hiện diện của các thương hiệu TMĐT Trung Quốc tại Việt Nam ngày càng rõ nét, với các cái tên nổi bật như Temu, TikTok Shop, Taobao... Các doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ có lợi thế về giá rẻ mà còn sở hữu hạ tầng logistics mạnh mẽ, khả năng tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp thông qua công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và mô hình bán hàng trực tuyến B2C (doanh nghiệp tới khách hàng).

Doanh nghiệp thương mại điện tử hụt hơi trên sân nhà - Ảnh 1.

Sự mở rộng mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc đang tạo áp lực lớn cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Ảnh MH.

Temu, chỉ sau hai năm hoạt động, đã phủ sóng 70 thị trường và có giá trị giao dịch lên đến 30 tỷ USD. Tại Việt Nam, Temu vừa gia nhập và ngay lập tức tạo ra cơn sốt với mô hình bán hàng giá rẻ, thu hút hàng ngàn người tiêu dùng nhờ khả năng cung cấp sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất Trung Quốc với mức giá thấp hơn thị trường nội địa từ 20% trở lên, cùng chính sách miễn phí giao hàng. Temu cũng đang tìm kiếm cơ hội sáp nhập với Tiki, một nền tảng TMĐT nội địa, để tối ưu hóa logistics và mở rộng quy mô tại thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo mới nhất từ Công ty phân tích và tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử YouNet ECI, tổng chi tiêu của người tiêu dùng trên bốn sàn TMĐT đa ngành lớn nhất - Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki đã đạt 87.370 tỷ đồng trong quý II/2024, tăng 10,4% so với quý trước, phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường.

Trong đó, Shopee tiếp tục dẫn đầu với tổng giá trị giao dịch (GMV) đạt 62.380 tỷ đồng, chiếm 71,4% thị phần. TikTok Shop theo sau với 19.240 tỷ đồng, tương đương 22% thị phần. Cả hai nền tảng này cùng nhau chiếm tới 93,4% thị phần, tăng so với mức 91,25% trong quý I/2024. Đáng chú ý, Shopee là nền tảng duy nhất mở rộng thị phần trong quý này, trong khi các đối thủ như Lazada và Tiki đều bị thu hẹp, với Lazada chỉ còn chiếm 5,9% và Tiki chỉ đạt 0,7% thị phần.

Nhiều chuyên gia cho rằng sự tăng trưởng của TMĐT tại Việt Nam chủ yếu đến từ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Các nền tảng như Temu, TikTok Shop và Taobao không chỉ cạnh tranh bằng giá rẻ mà còn thông qua việc ứng dụng công nghệ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. "Điều này giúp họ bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng Việt Nam mà không cần đến các trung gian phân phối trong nước, từ đó tạo ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam" - TS. Vũ Vinh Phú, Chuyên gia Kinh tế, phân tích.

Thị trường TMĐT tại Việt Nam vẫn sôi động, nhưng ước tính đã có 105.000 nhà bán hàng rời khỏi các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki và Sendo trong năm 2023, do không thể cạnh tranh về giá và chi phí vận hành. Trong khi đó, 95.000 nhà bán hàng mới đã gia nhập thông qua TikTok Shop, nhưng điều này cũng cho thấy tốc độ đào thải rất cao. Theo Vietnam Report, dù 74,6% doanh nghiệp bán lẻ ghi nhận doanh thu tương đương hoặc cao hơn năm trước, chỉ có một phần nhỏ doanh nghiệp duy trì hoặc cải thiện được lợi nhuận.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm