Doanh nghiệp tư nhân cần cơ chế để phát triển
Độ phổ biến của Ferrari giảm hơn 35% trong 10 năm qua / Đề xuất 7 doanh nghiệp tham gia Đề án phát triển DNNN quy mô lớn
Đây là nỗi lo, nỗi sốt ruột mà Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu ra tại Hội thảo đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam mới diễn ra.
Doanh nghiệp nhỏ chưa thể lớn
Qua nghiên cứu, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn hạn chế ở nhiều mặt; chưa thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
DN chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ. |
Năng suất và tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp và có nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê, năng suất lao động bình quân của khu vực doanh nghiệp tư nhân chỉ bằng khoảng 34% năng suất lao động của khu vựcdoanh nghiệpNhà nước và khoảng 69% năng suất lao động củadoanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài.
Năng lực khoa học công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế, có nơi còn lạc hậu. Doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ tiên phong. Hiện tại, chỉ có 10% sốdoanh nghiệpđã từng đăng ký, hoặc đăng ký thành công 1 bằng sáng chế trong vòng 3 năm liên tiếp; đầu tư củadoanh nghiệpcho đổi mới công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,3% doanh thu, thấp hơn nhiều so với các nước như Ấn Độ (5%), Hàn Quốc (10%); chỉ có khoảng 10,2%doanh nghiệpcó đầu tư vào một số hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D).
Theo báo cáo thẻ điểm quản trị công ty ASEAN, cácdoanh nghiệpViệt Nam có điểm về quản trị ở mức thấp nhất trong 6 quốc gia.Trong khi đó, tính liên kết, hợp tác giữa cácdoanh nghiệpViệt Nam còn yếu, chưa chú trọng cải thiện khả năng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Hiện chỉ có khoảng 21%doanh nghiệpnhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài, trong khi sốdoanh nghiệpFDI đầu tư tại Việt Nam là rất nhiều.
"Những điểm tồn tại, hạn chế này của khu vực kinh tế tư nhân trên có một phần nguyên nhân xuất phát từ hạn chế, yếu kém của cơ chế, phương thức quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân. Hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa sát thực tế; Môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro, thiếu minh bạch", ông Hiếu nêu nguyên nhân.
Không tái đầu tư
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hộidoanh nghiệpvừa và nhỏ, chia sẻ về khó khăn trong việc liên kết vớidoanh nghiệpFDI. Ông nói: "Chúng tôi đã thử nghiệm liên kết nhưng không thực hiện được, nguyên nhân có thể do văn hóa, do "ông lớn" chưa lớn hẳn, nhỏ thì nhỏ quá nên không kết nối với nhau được".Tuy nhiên, ông Thân cũng cho rằng nguyên nhân chính nằm ở thể chế, còn nhiều rào cản khiếndoanh nghiệpkhông phát triển được.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, thực tế phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều vướng mắc, rào cản mà chưa khơi thông, tháo gỡ được. Như vậy, chưa giải phóng được nguồn lực trong tư nhân. Vậy làm thế nào để khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực… để cácdoanh nghiệp, đặc biệt làdoanh nghiệpnhỏ và vừa lớn lên được, nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư thay vì mua vàng, USD. "Chúng tôi rất sốt ruột bởi có nhiều chính sách đưa ra nhưng có lẽ còn nhiều rào cản nên chưa được thực thi", Bộ trưởng Dũng nói.
"Nhiềudoanh nghiệpkhông có điều kiện để lớn, họ kiếm được dăm ba đồng để đầu tư vàng chứ không tái đầu tư vì sợ rủi ro. Nếu không thay đổi cơ chế thìdoanh nghiệptư nhân khó phát triển. Nếu còn cơ chế xin cho, doanh nghiệp thân hữu thì kinh tế tư nhân rất khó phát triển", Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.
Đặt vấn đề công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân thế nào? Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh phải thay đổi từ tư duy. Nhiều văn bản thay đổi tư duy nhưng vẫn còn hạn chế. Chúng ta phải thay đổi theo hướng kiến tạo chứ không xem xét ở khía cạnh quản lý chặt chẽ.
Theo đó, để doanh nghiệp tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế như mục tiêu đề ra, tại Dự thảo Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản và toàn diện phương thức quản lý nhà nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đây là Đề án hết sức quan trọng, mở đầu cho việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó đề ra mục tiêu lớn cho giai đoạn tới là đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo