Doanh nghiệp Việt Nam chậm nắm bắt các ưu đãi trong CPTPP
Nhiều ngân hàng dự kiến lãi lớn trong năm 2022 / Những “nữ tướng” doanh nhân vì cộng đồng
Chính thức có hiệu lựcđối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, sau hơn 3 năm thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường các nước trong CPTPP thu về những kết quả khá ấn tượng, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Mexico, Peru. Bên cạnh những thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, các khu vực khác như Mỹ Latin hoặc khu vực châu Đại Dương cũng đều có kim ngạch xuất - nhập khẩutăng trưởng đạt mức hai con số.
Gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu từ các thị trường mới
Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, năm 2021, vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Canada (theo thống kê của Hải quản Việt Nam) vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể, đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8%, cao hơn mức tăng trưởng nhập khẩu của Canada (12,84%). Đây là mức tăng trưởng dương năm thứ 3 liên tiếp kể từ 2019 sau khi Việt Nam và Canada chính thức là thành viên của Hiệp định thương mại tự do CPTPP.
Các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam tiếp tục khẳng định chỗ đứng tại thị trường Canada, ví dụ hạt điều chiếm 90% thị trường, hạt tiêu chiếm 50%, tôm chiếm 30%... Một số loại hoa quả tươi đã được xuất khẩu sang Canada như bưởi, thanh long, xoài, chôm chôm, dừa, nhãn, vải… với giá trị khoảng 8 triệu USD/năm.
“Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại Đông Nam Á nhưng dư địa cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Canada vẫn còn rất lớn khi thị phần mới chỉ chiếm 1,7% giá trị nhập khẩu của Canada. Chính phủ Canada tiếp tục theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thị trường và coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực châu Á sẽ là cơ hội rất lớn để các DN Việt Nam tiếp cận thị trườngnày”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết.
Nhận xét về khả năng tận dụng CPTPP trong 3 năm qua, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhìn nhận, kể từ khi Hiệp định CPTTP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP tăng trưởng rất ấn tượng.
“Khác với khu vực EU là thị trường xuất khẩu tương đối truyền thống của Việt Nam, khu vực CPTPP mà đặc biệt là những quốc gia châu Mỹ như Canada, Mexico, Peru là những thị trường tương đối mới và xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian trước khi CPTPP có hiệu lực còn khiêm tốn. Tuy nhiên, sau khi có CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này đã tăng đáng kể. Điều này phản ánh việc các DN đã dần nắm bắt và có thể tận dụng tốt cơ hội từ các FTA thế hệ mới”, ông Trần Thanh Hải đánh giá.
Cần sự hỗ trợ cho doanh nghiệp bắt kịp nhanh hơn
Theo nhận định của giới chuyên gia, năm 2022 cáchiệp định thương mại tự dotrong đó có CPTPP sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất, giúp các DN xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế. Nhờ đó, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để tận dụng tốt hơn những lợi thế từ Hiệp định CPTPP, một trong những yếu tố quan trọng là DN cần tăng tính chủ động trong tìm hiểu, đáp ứng tốt nhất quy định về quy tắc xuất xứ.
Phân tích sâu về vấn đề đáp ứng quy tắc xuất xứ trong CPTPP trong 3 năm qua, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, quy tắc xuất xứ của CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan tương đối phức tạp và khác biệt so với các FTA khác, đòi hỏi DN có thời gian để tìm hiểu, điều chỉnh sản xuất. Do đó, thời gian qua, DN Việt Nam bắt nhịp chưa nhanh. Sự hỗ trợ của cơ quan chức năng còn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Ngoài ra, việc thể chế “nội luật” quy định CPTPP còn chậm, ảnh hưởng đến cơ hội tham gia thị trường của DN.
“Tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước tham gia CPTPP chưa cao, do DN chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cấu thành sản phẩm để đáp ứng quy tắc xuất xứ nhằm hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan. Điển hình như hàng dệt may, da giày còn hạn chế về công nghiệp phụ trợ. Hàng nông sản, thủy sản đã có cải thiện về chất lượng và an toàn thực phẩm nhưng chưa đồng đều, chưa đáp ứng tiêu chuẩn do nước nhập khẩu đặt ra”, bà Nguyễn Cẩm Trang chỉ rõ.
Để nâng cao hiệu quả tận dụng CPTPP, giúp hàng Việt thâm nhập tốt hơn thị trường, bà Nguyễn Cẩm Trang đề xuất cần rà soát văn bản liên quan, tạo môi trường thuận lợi cho DN; tăng cường truyền thông xúc tiến thương mại thị trường, định hướng cho DN trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh.
Không ít chuyên gia kinh tế đánh giá, các DN cần chủ động hơn tìm hiểu cơ hội, cam kết trong CPTPP để đáp ứng tốt quy định về quy tắc xuất xứ, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là hàng nông, thủy sản. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt đầu tư năng lực cạnh tranh của sản phẩm không chỉ là công việc thường xuyên mà còn là “chìa khóa” để DN dễ dàng có được các cơ hội từ quá trình hội nhập./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tôn vinh TOP 10 thương hiệu Sao Vàng đất Việt 2024: Vươn tầm Việt Nam
Apple tiến sát cột mốc 4.000 tỷ USD vốn hóa thị trường
Doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới sáng tạo, tìm kiếm giải pháp mới
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao khai thác tiềm năng nghìn tỷ đô?
FPT được vinh danh Top 10 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt