Dòng tiền âm hơn 304 tỷ: Bà Cao Thị Ngọc Dung đối mặt bài toán khó ở PNJ
Bắt đầu mỗi sáng lúc 5h, Kevin O'Leary thường làm điều này đầu tiên / 26 người nắm tài sản bằng một nửa thế giới
Hai năm liên tiếp đạt “doanh thu vạn tỷ”
Sau khi trở lại mốc “doanh thu vạn tỷ” vào năm 2017, “đế chế trang sức” PNJ tiếp tục trải qua năm 2018 với mức tăng trưởng ổn định về doanh thu và lợi nhuận.
Với một thị trường đầy tiềm năng, sở hữu hơn 90 triệu dân và tầng lớp trung lưu phát triển nhanh như Việt Nam, PNJ từng đặt kế hoạch của mở thêm 40 cửa hàng mới trong năm 2018. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng cửa hàng thêm lên tới 48 cửa hàng.
Dưới sự điều hành của bà Cao Thị Ngọc Dung, PNJ trải qua 2năm liên tiếp đạt “doanh thu vạn tỷ”. (Ảnh: I.T)
Theo báo cáo tài chính quý IV/2018 được Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố mới đây cho thấy, doanh nghiệp đạt doanh thu thuần gần 4.065 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Thêm vào đó, do giá vốn hàng bán chỉ tăng trưởng 22%, nên lợi nhuận gộp của PNJ đạt 826 tỉ đồng, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 20,3% so với con số 17,5% trong quý IV/2017.
Tuy vậy, tổng các chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp là 492 tỷ đồng, tăng đến 69% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, chi phí bán hàng tăng 58% lên 352 tỷ đồng, chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi lên 118,5 tỉ đồng.
Kết quả, PNJ đạt lãi ròng gần 266 tỉ đồng trong quý IV.2018, tăng 20% so với quý IV/2017. Tính chung năm 2018, PNJ đạt 14.573 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng 33% so với năm 2017. Lợi nhuận gộp tăng 45% lên 2.779 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng đạt 960 tỷ đồng, tăng 32% và vượt gần 8% kế hoạch cả năm.
Đây là năm thứ hai liên tiếp PNJ đạt “doanh thu vạn tỷ”. Dưới sự điều hành của bà Cao Thị Ngọc Dung trên cương vị Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, PNJ từng cán mốc doanh thu 10.000 tỷ vào năm 2009, rồi tăng lên gần 14.000 tỷ vào năm 2010 và cán mốc 18.000 tỷ vào năm 2011.
Vợ chồngôngTrần Phương Bình và bàCao Thị Ngọc Dung. (Ảnh: I.T)
Sau biến cố liên quan đến Ngân hàng Đông Á (DongABank) – nơi chồng bà Dung, ông Trần Phương Bình giữ Tổng giám đốc, PNJ đã trải qua quãng thời gian đi xuống trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2015 với mức doanh thu 7.741 tỷ đồng.
PNJ từng đầu tư vào DongABank và thua lỗ nặng do cổ phiếu ngân hàng này tụt giảm. Gần đây, khi TAND TP.HCM đưa vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á - DongABank (DAB) ra xét xử, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) - vợ bị cáo Trần Phương Bình đã được triệu tập đến tòa với tư cách là một trong những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, vừa với tư cách là vợ ông Bình vừa với tư cách đại diện cho PNJ.
PNJ hiện nắm 7,7% cổ phần tại DongABank nhưng khoản này đã được PNJ trích lập dự phòng 395 tỷ đồng vào năm 2016. Hiện tại, DongABank vẫn trong diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và cổ phiếu không được phép chuyển nhượng.
Dòng tiền kinh doanh âm 304 tỷ đồng, bà Cao Thị Ngọc Dung đối mặt bài toán khó
Một điểm đáng lưu tâm là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của PNJ bất ngờ âm 304 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả vừa nêu là việc gia tăng hàng tồn kho thêm 42%, từ 3.402 tỷ đồng vào thời điểm đầu năm 2018 lên gần 4.816 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2018.
Hàng tồn kho tăng mạnh trong bối cảnh PNJ mở rộngvà tăng nhanh về doanh thu. Tính tới hết tháng 9/2018, PNJ có 243 cửa hàng PNJ Gold, 62 cửa hàng PNJ Silver và 3 cửa hàng CAO trên toàn quốc. Các cửa hàng chủ yếu tập trung tại TP.HCM, với 127 cửa hàng. Số lượng khách hàng mới đã tăng 50% chỉ sau 1 năm.
Dòng tiền kinh doanh âm 304 tỷ đồng, bà Cao Thị Ngọc Dung đối mặt bài toán khó. (Ảnh: I.T)
Cũng tính tới hết tháng 9/2018, hàng tồn kho của PNJ đạt 4.100 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, doanh thu hàng tồn kho vẫn ổn định, ở mức 130-140 ngày. Theo PNJ, hàng tồn kho trung bình trên mỗi cửa hàng là 10 tỷ đồng.
Về tài sản, tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của PNJ là 6.303 tỷ đồng, tăng gần 38% so với đầu năm. Chủ yếu là tăng ở các khoản mục hàng tồn kho và tài sản cố định. Vào thời điểm kết thúc năm 2018, vay nợ thuê tài chính ngắn hạn của Công ty là 1.558 tỷ đồng, tăng 84% so với thời điểm đầu năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo