Doanh nghiệp - Doanh nhân

2 chàng trai vừa tốt nghiệp đại học kiếm 200.000 USD nhờ một 'meme'

Với ý tưởng đơn giản là biến một hình ảnh (meme) nổi tiếng trên mạng trở thành sản phẩm ngoài đời thực, 2 chàng sinh viên người Mỹ đã kiếm được bộn tiền.

Lộ ảnh tỷ phú giàu nhất thế giới hẹn hò người tình tin đồn / Đại gia chia cho vợ 1.500 ngàn tỷ đồng: Vụ ly hôn đắt đỏ nhất lịch sử

Năm 2017, Davis Harari tới Tel Aviv để thực tập tại một công ty đầu tư. Ở đó, một cuộc trò chuyện và một meme nổi tiếng đã truyền cảm hứng cho Harari có một ý tưởng kinh doanh độc đáo.

Nút “Nut”, khi đó, là một trong những meme nổi tiếng trên mạng. Nó tạo ra một sức hút với hình ảnh một bàn tay ấn vào một cái nút màu xanh với chữ "Nut" in trên đó.

Ảnh: Internet.

Harari khi đó 22 tuổi, sinh viên Đại học Temple tại Philadelphia, nghĩ rằng meme này rất vui nhộn và muốn mua nút “Nut” ngoài đời thực, giống như nút “Easy” của Staples. Anh chàng không thể tìm thấy nó và nhận ra đây có thể là một cơ hội để kiếm tiền.

Harari gọi cho một người bạn là James Reina - sinh viên tài chính tại Đại học Binghamton ở New York và đưa ra ý tưởng.

“Điều đầu tiên tôi nghĩ rằng ‘Đó là điều ngu ngốc nhất tôi từng nghe’”, Reina chia sẻ với CNBC Make It.

“Cậu nói đúng, thật là ngớ ngẩn”, Harari cười và nhớ lại khi nói chuyện với bạn mình. “Nhưng hãy nghĩ về nó. Nó cũng khá thông minh đấy.”

Hai chàng sinh viên Davis Harari và James Reina. Ảnh: The Nut Button

 

Một năm rưỡi trước, Harari và Reina đã bán được hơn 14.000 nút “Nut” với tổng doanh số khoảng 200.000 USD.

“Tôi rất vui vì nó đã thành công”, Harari đã bỏ công việc của mình ngay khi việc kinh doanh bắt đầu. “Tôi đã làm việc tại một công ty tư vấn trong vòng 2 tháng. Và bạn không biết đâu, nó thật sự tệ.”

Và đây là cách anh chàng 22 tuổi biến một meme thành một sản phẩm trong đời thực và tạo nên một câu chuyện thành công.

Harari và Reina không có nhiều kinh nghiệm với thương mại điện tử, nhưng họ biết rằng họ có một thứ mà họ có thể mong đợi với nút “Nut”: đó là “virality” - tính lan truyền.

Meme này có nguồn gốc từ một bức ảnh được đăng lên Tumblr vào năm 2015, trong đó mô tả một người trực tiếp nhấn vào nút "Like", theo cơ sở dữ liệu có tên là Know Your Meme. Sau đó mọi người bắt đầu chỉnh kèm các từ và hình ảnh khác nhau. Nhiều người đã quen với nút “Nut” và một số thậm chí còn cảm thấy thân thuộc với nó.

 

Harari và Reina đã nghiên cứu rất kĩ để tìm nhà phân phối ở đâu và làm thế nào để đảm bảo sản phẩm của họ nổi bật lên khi mọi người tìm kiếm meme. "Tất cả mọi thứ chúng tôi học được chủ yếu thông qua Google, thử nghiệm và sửa lỗi," Reina nói.

Ảnh: Internet

Cả hai đều có một số tiền tiết kiệm từ việc kinh doanh trước đó: Reina có một quán cà phê tạm thời vào một mùa hè còn Harari bán lại vé các buổi hòa nhạc và giày thể thao trực tuyến. Vì vậy, tháng 7/2017, họ đã đặt hàng 1.000 nút với giá 2.500 USD từ một nhà phân phối Trung Quốc mà họ tìm thấy trên trang web Alibaba. Họ sử dụng LegalZoom để tìm ra thông tin nhãn hiệu và thiết lập một trang web thông qua SquareSpace, một trang cửa hàng Amazon và một trang eBay cho các đơn đặt hàng quốc tế. Họ chi 75 USD và 150 USD mỗi bài đăng quảng cáo trang web trên Instagram và chi 10 USD mỗi ngày cho quảng cáo trên Facebook.

“Ngày đầu tiên, chúng tôi không có đơn đặt hàng nào. Ngày thứ hai, chúng tôi đã nhận được một đơn đặt hàng và đã kỷ niệm nó”, Reina viết trong một bài đăng trên Reddit.“Doanh số bán hàng chậm chạp, và đến tuần thứ hai, chúng tôi đã thực hiện 5 đơn hàng mỗi ngày và cảm thấy như là Bill Gates vậy.”

 

Sau đó, ngay trước kỳ nghỉ lễ năm 2017, mộtvideo Jack Russell Terrier đang chơi nút “Nut” của họ đã lan truyền. Theo Reina, nó đã được chia sẻ trên tài khoản Instagram của Barstool, có khoảng 6 triệu người theo dõi và ngay sau đó, họ đã bán được hơn 100 nút mỗi ngày với giá 11,99 USD/sản phẩm. Reina phải tuyển bạn cùng phòng (với giá 15 USD/giờ) để giúp gói và gửi cho kịp nhu cầu.

Nút “Nut” hiện được bán với giá 14,99 USD. Nhờ giá tốt hơn từ nhà phân phối và phí vận chuyển rẻ hơn từ Amazon, tỷ suất lợi nhuận của công ty là khoảng 60%. Cho đến nay, chia tất cả mọi thứ 50-50, 2 người nói rằng họ đã bỏ túi khoảng 40.000 USD/người.

Doan số bán hàng trên Amazon chiếm tới 90%. "Amazon làm tất cả các dịch vụ vận chuyển và chăm sóc khách hàng cho chúng tôi," Harari nói. (10% đơn đặt hàng đến từ eBay và trang web của họ)

Harari và Reina ước tính họ bỏ ra khoảng 4 giờ làm việc mỗi tuần. “Điều tuyệt vời là những người mua và đồng thời quảng cáo sản phẩm cho chúng tôi”, Reina nói.“Họ đang đăng trên Snapchats, Instagram, Facebook, bất cứ đâu và chia sẻ nó.”

Tuy nhiên, Harari và Reina nhận ra nút “Nut” có thể là thoáng qua.

 

“Một trong những câu hỏi quan trọng nhất đối với chúng tôi là: một meme tồn tại bao lâu?”, Reina nói.

Họ hy vọng sẽ bán công ty trong 6 đến 12 tháng tới và dự kiến ​​sẽ kiếm được khoảng 200.000 USD, dựa trên con số mà họ nhận được từ dịch vụ tư vấn Flippa.


1


Theo ndh.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm