Doanh nghiệp - Doanh nhân

Sự sụp đổ kinh hoàng của tỷ phú từng giàu thứ 6 thế giới

Vào năm 2006, khối tài sản của tỷ phú Ấn Độ Anil Ambani đã lên tới 42 tỷ USD nhưng giờ thì tập đoàn Reliance của ông chỉ được định giá có hơn 8.000 USD.

Một tuần sóng gió, tiền của các tỷ phú giàu nhất bị "bốc hơi": Bà Nguyễn Thị Phương Thảo giảm 132 tỷ đồng / Bất ngờ về con trai của nữ tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam

Từng là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới, ngày nay đế chế của Anil Ambani đã sụp đổ. Không chỉ bị bao vây bởi các khoản nợ lên tới hàng tỷ USD, giá trị vốn chủ sở hữu trong tổng số doanh nghiệp mà ông sở hữu đã mất đi tới 523 triệu USD. Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu không bị phong tỏa của ông, ngoại trừ cổ phiếu và tài sản cầm cố, giờ chỉ còn ở mức chưa đầy 109 triệu USD.
Tỷ phú Anil Ambani

Tỷ phú Anil Ambani

Vào năm 2006, khối tài sản của ông đã lên tới 42 tỷ USD nhưng chỉ trong vòng 4 tháng gần đây, tập đoàn Reliance của ông được định giá chỉ còn hơn 8.000 USD.
Dưới đây là những điều dẫn đến sự sụp đổ của Tập đoàn Anil Dhirubhai Ambani (ADAG):

Pha loãng cổ phiếu
Trong khi công ty của ông đã mất gần 90% tổng vốn hóa thị trường trong những năm qua, gần đây ông đã phải bán hết 42,88% cổ phần trong liên doanh quỹ tương hỗ, Reliance Nippon Life Asset Management (RNLAM). Thêm vào đó, công ty Reliance Communications (RCom) của ông đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 31/5.
Được biết, sau khi bán đi quyền kinh doanh quỹ tương hỗ, tập đoàn này cũng đang tìm cách bán đơn vị bảo hiểm của mình. Trong một cuộc họp báo gần đây, Ambani đổ lỗi cho các "tin đồn không chính đáng" đã khiến cổ phiếu của các công ty trong nhóm của ông, RPower và RInfra tụt giảm mạnh.
Ngược lại, một nhật báo hàng đầu cho rằng tập đoàn mà ông sở hữu buộc phải bán đi cổ phần các công ty quảng cáo và những người cho vay đang ép buộc công ty phải trả các khoản vay là vì sự xói mòn trong giá trị kinh doanh của tập đoàn.

Trả nợ
Sau nỗ lực thất bại trong việc bán Reliance Communication (RCom) cho anh trai của mình, Mukesh Ambani, người đứng đầu tập đoàn Reliance Anil Ambani đã buộc phải đáp ứng nghĩa vụ trả nợ thông qua các tài sản thế chấp của mình.
Ông tuyên bố đã hoàn trả hơn 350 tỷ Rupee cho các khoản vay trong 14 tháng qua và nói rằng nghĩa vụ thanh toán trong tương lai sẽ được đáp ứng kịp thời.
Ngay sau khi Ambani trả nợ, Price Waterhouse & Co Chartered Accountants LLP (PwC) đã thôi không nhận làm kiểm toán viên cho Reliance Capital và Reliance Home Finance. Cổ phiếu RCap đã giảm 7% trong phiên giao dịch sáng hôm sau, khi thông tin này được đưa ra.

Kiểm toán viên Dilemma
Trong một lá thư ngày 24/4, PwC cáo buộc rằng Reliance Capital đã không triệu tập một cuộc họp ủy ban kiểm toán trong thời gian dự kiến và thậm chí cảnh báo sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý thích hợp chống lại công ty.
Trả lời các khiếu nại, Reliance Capital cam đoan rằng: "Công ty đã trả lời đúng các câu hỏi và thư của PWC. Đáng ngạc nhiên, ngay sau khi PwC tuyên bố dừng hợp đồng kiểm toán, các kiểm toán viên của Reliance Architectural đã chỉ ra một số điểm bất thường trong bảng cân đối kế toán. Chúng tôi không thể có đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để cung cấp cơ sở cho ý kiến kiểm toán về các kết quả tài chính hàng năm độc lập này, các kiểm toán viên của Path Pathak H D & Associates lưu ý trong một lá thư kèm theo kết quả hàng quý của công ty".

Phát triển muộn nhất
Ngay sau khi phát triển, Reliance Infrastructure đã báo cáo mức lỗ hàng quý lớn nhất từ trước đến nay là 3,301 tỷ Rupee, làm mất đi số tiền hơn 8,5 tỉ Rupee (INR).
Bloomberg mới có bài viết cho rằng các nhà cho vay của Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Eximbank của Trung Quốc đã yêu cầu RCom trả ít nhất 2,1 tỷ USD trong số các khoản nợ hiện hữu của tập đoàn.
Theo hồ sơ, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc là nhà cho vay lớn nhất của Reliance Communication với các khoản vay trị giá 9,86 tỷ Rupee, tiếp theo là Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ với các khoản vay trị giá 4,91 tỷ Rupee.
Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc đã tìm cách đòi tập đoàn thanh toán 3,360 tỷ Rupee, trong khi Ngân hàng Công thương Trung Quốc thì yêu cầu bồi thường 1,554 tỷ Rupee tiền nợ.
Theo Hà My/Nhà đầu tư
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm