Tại sao 5:30 chiều lại là mốc thời gian được các nhà tỷ phú thành công yêu thích nhất?
Tỷ phú Elon Musk bán áo phông “Đánh bom nguyên tử Sao Hỏa” / Tỷ phú ăn chơi khét tiếng, một tuần “qua đêm” với 17 chân dài
Có người từng nói rằng: "Sau 5:30 chiều, đó mới là thời điểm để quyết định sự nghiệp của một người có thể đi được bao xa". Hay nói cách khác, tiềm năng phát triển tương lai sẽ phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng thời gian rảnh của mình.
Ở đại đa số các doanh nghiệp, 5:30 hoặc 06:00 chiều thường được cho là mốc thời gian trung bình kết thúc công việc hành chính tại công ty. Nhiều người trẻ nhanh chóng về nhà, nằm ườn trên chiếc sofa nghỉ ngơi, vừa xem phim vừa lướt điện thoại để giải trí. Vậy là ngoại trừ bảy tiếng đồng hồ để nghỉ ngơi, họ đã lãng phí thêm bảy tiếng đồng hồ khác mà chẳng gặt hái được giá trị nào.
5:30 chiều chính là giờ tan tầm, là mốc thời điểm có vai trò quan trọng để nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai kiểu người: Người bình thường sẽ lựa chọn nghỉ ngơi, còn người có tiềm lực thành công sẽ tiếp tục cố gắng. Khi người khác đang làm, bạn cũng phải làm, vậy mới không tụt hậu; nhưng khi người khác nghỉ ngơi, bạn vẫn cần làm, vậy mới có thể vượt lên.
Vị tỷ phú Elon Musk, CEO của 4 công ty công nghệ hàng đầu như Tesla, SpaceX, Boring và Neuralink, từng có tuyên bố trong một buổi phỏng vấn rằng: "Mỗi chúng ta cần làm việc khoảng 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày chứ không chỉ là tám tiếng công sở như hiện tại. Có những nơi mà cường độ làm việc dễ thở rất nhiều, nhưng không ai thay đổi thế giới mà chỉ làm việc 40 tiếng một tuần cả." Và chính bản thân vị tỷ phú công nghệ này cũng cho biết, ông thường xuyên làm việc 120 giờ đồng hồ mỗi tuần, tính trung bình là hơn 17 tiếng cho mỗi ngày. Tức là, nếu bắt đầu làm việc từ 08 giờ sáng như mọi người, ông sẽ chỉ kết thúc công việc vào lúc 01 giờ sáng ngày hôm sau.
Shark Tank Thái Vân Linh cũng cho biết: "Người trẻ đi làm không nên về trước 07 giờ tối, như vậy là quá sớm. Ngoài thời gian đi làm cơ bản từ 09:00 sáng cho đến 05:30 chiều, mọi người nên ở lại để thực hiện thêm một vài công việc khác, để nghiên cứu thêm nhiều kiến thức khác. Đó chính là thời gian để chúng ta có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi cơ hội tìm đến."
Nữ doanh nhân quyền lực này luôn cho rằng, may mắn là do chính bản thân mình tạo ra. Chúng ta đừng than phiền bản thân xui xẻo khi không biết cách nắm giữ cơ hội của chính mình, để nó trôi qua trước mặt mà không hề hay biết.
Rất nhiều người cho rằng, bản thân đã cống hiến rất nhiều cho công việc trong 08 giờ hành chính, chính vì thế, khi đã tan tầm, họ để mặc bản thân hưởng thụ và nghỉ ngơi, không phải bận tâm lo chuyện công việc nữa. Nhưng tư duy này lại có thể âm thầm giết chết động lực phát triển của mỗi người. Giống như học sinh, sinh viên đi học cả ngày ở trường lớp, nhưng về nhà vẫn phải tiếp tục rèn luyện và bổ trợ kiến thức cho mình thì mới có thể đạt được thành tích tốt. Trong cuộc sống và sự nghiệp sau này cũng vậy, chẳng thế mà Lỗ Tấn từng nói, "Không có thiên tài trên đời, chỉ có người dốc lòng chăm chỉ để đạt được thành tựu lớn mà thôi”.
Nhà khoa học và nhà giáo dục Y tế người Canada là William Osler luôn xây dựng cho mình một thói quen ngay từ khi còn trẻ đôi mươi đó là dành ra mười lăm phút trước khi đi ngủ đi đọc sách.
Ông đã kiên trì suốt nửa thế kỷ, số chữ đọc được tính đến nay đã vượt qua con số tám mươi lăm triệu, tương đương với hơn 1000 cuốn sách.
Nhờ có kho tàng trí thức ấy, ông mới có cơ hội trở thành chuyên gia y học đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu tầm cỡ, được mệnh danh là "Cha đẻ của nền Y học hiện đại".
Trong đó, có 21 từ của Thomas Carlyle đã khiến Osler thay đổi cả cuộc sống và thành tựu sau này: "Our main business is not to see what lies dimly at a distance, but to do what lies clearly at hand." (Điều quan trọng không phải là biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, mà là biết được phải làm gì trong hiện tại)
Hay như tỷ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp Lý Gia Thành, mỗi ngày nhất định phải bỏ ra nửa giờ để đọc sách về lý luận tư tưởng và khoa học kĩ thuật vào những lúc rảnh rỗi. Ngoài ra, nếu có nhiều thời gian hơn, tất cả các thể loại văn học, lịch sử, triết học, khoa học và công nghệ, ông đều từng nghiên cứu không ít.
Có thể thấy rằng, từng thành tựu vĩ đại của vị tỷ phú giàu có nhất nhì Hồng Kông không đến từ ngẫu nhiên mà nằm ở sự cố gắng, ở cách tận dụng khoảng thời gian nghỉ ngơi của mọi người để nỗ lực gấp bội, phát triển gấp nhiều lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Ảnh minh họa