Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp FDI làm được gì cho Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0?

Doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong chế tạo nhưng không có nhu cầu đổi mới công nghệ hoặc chuyển giao công nghệ.

Đây là một trong những thách thức được chỉ ra tại Hội thảo góp ý đề cương Đánh giá tác động và xây dựng chiến lược Quốc gia về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức chiều ngày 8/6.

Những khó khăn “cản đường”

Cách mạng công nghiệp 4.0 được cho là cơ hội để Việt Nam nhanh chóng tiệm cận thị trường thế giới trên nền tảng số/Inetrnet tăng trưởng nhanh, giá trị gia tăng cao.

Đề cương chiến lược CMCN 4.0 đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi từ các chuyên gia.

Hơn cả đó là cơ hội đầu tư và phát triển các ngành mới, chiếm vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng, ví dụ như phần mềm điều khiển ô tô, AI trong y học... Sự tổng hoà những cơ hội này sẽ giúp Việt Nam ứng dụng, bắt kịp và vươn lên đi đầu trong các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, bên cạnh những cơ hội to lớn đó là những thách thức. Theo đó, đề cương cho rằng, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi toàn diện. Trong đó, thay đổi cách thức về sản xuất, cấu trúc thị trường, thay đổi cách thức tiêu dùng, quản lý nhà nước. Dự thảo cũn nhấn mạnh  cải cách thể chế là nhu cầu để không cản đường và thúc đẩy phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường đầu tư kinh doanh.

Để có thể trả lời có câu hỏi, Việt Nam có thể bắt nhịp được không và nếu có, sẽ bắt nhịp như thế nào trong cuộc chơi công nghiệp 4.0 này, trước tiên phải nhìn vào hiện trạng Việt Nam.

Theo đánh giá của dự thảo về thực trạng Việt Nam và cách mạng công nghiệp 4.0 đó chính là thể chế. Cụ thể, các chỉ số về chất lượng thể chế mặc dù đã có sự cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Ví dụ như chỉ số năng lực cạnh tranh 4.0 Việt Nam và ASEAN , Việt Nam đang đạt 51,2 điểm trên thang điểm 100, và xếp vị trí số 70 trên 120 quốc gia. Bên cạnh đó, vảo vệ sở hữu trí tuệ được chỉ ra là kém và thể chế cho hệ sinh thái startup và thương mại điện tử chưa đầy đủ.

Ngoài ra,  bên cạnh khối doanh nghiệp FDI không có "nhu cầu" chuyển giao công nghệ, thì trình độ công nghệ thấp của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang được xem là những hạn chế, khiến Việt Nam khó có thể tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư công đang dàn trải, không có tính nền tảng cũng là những yếu kém đã được chỉ ra.

 

Phát triển dựa trên thực tiễn

Xuất phát từ thực trạng, và cơ hội của Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một trong những giải pháp được đưa ra tại đề cương đó là sự chuyển đổi của bộ máy nhà nước sang kinh tế số cả về tư duy quản lý và công cụ quản lý. Đây là điều kiện tiên quyết cho thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam. Theo đó, các chuyên gia nhấn mạnh, môi trường thể chế quyết định việc doanh nghiệp có đầu tư đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ hay không?

Kinh nghiệm của thế giới và một số nước trong khu vực cho thấy, khung chính sách quốc gia về công nghiệp 4.0 của Malaysia tập trung vào các trọng tâm như đối tác chiến lược trong chế tạo thông minh, điểm đến hàng đầu cho công nghệ cao (FDI); giải pháp cho doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ cao hướng đến tâp trung vào chế tạo.

Hay như Ấn Độ, đang xây dựng chính sách công nghiệp sẵn sàng cho tương lai, trong đó tập trung vào phát triển kinh tế số trên nền tảng công nghiệp phần mềm sẵn có. Xây dựng hệ sinh thái cho chế tạo thông minh và hỗ trợ sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao công nghệ trong chế tạo. Ngoài ra, cũng chú trọng đến thành phố thông minh, với 100 dự án trong giai đoạn 2015-2019.

Vì vậy, theo các chuyên gia, để đưa ra được một chiến lược phát triển công nghiệp 4.0 phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam, mặc dù đã có đánh giá thực trạng, tuy nhiên đề cương chiến lược khi đưa ra nên có sự tham khảo và kế thừa kinh nghiệm của khu vực và thế giới. Bên cạnh đó đề cương phải đưa ra được lộ trình thực hiện, có hạn đích năm của giai đoạn phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

 

Đồng tình với việc chia rõ từng giai đoạn của đề cương Đánh giá tác động và xây dựng chiến lược Quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần phải tách bạch đề cương làm 2 báo cáo. Một báo cáo đánh giá sâu về thực trạng tại Việt Nam, Việt Nam đã có gì... để bắt nhịp vào cuộc cách mạng 4.0 này? Đây chính là cơ sở để có thể đưa ra được chiến lược phù hợp và hiệu quả nhất.

Nên đọc
Theo Enternews
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo