Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam phải thật bình tĩnh trước cú sốc Mỹ áp thuế bảo hộ quá mức

Suốt 70 năm tham gia tự do hóa thương mại, lần đầu tiên Mỹ đột ngột đi ngược trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa biệt lập dưới thời Tổng thống Donald Trump, không riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia thực sự quan ngại; riêng doanh nghiệp phải thật bình tĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phân trần.

Thời gian gần đây doanh nghiệp Việt Nam liên tục gặp phải những "tin sét đánh" về mức thuế xuất khẩu sang cường quốc Hoa Kỳ, đặc biệt nhóm ngành thép và thủy sản. Trước bối cảnh này, doanh nghiệp nói chung và nhà đầu tư nói riêng thực sự bối rối, vậy liệu rằng Bộ Công Thương đã có biện pháp gì đối mặt với cú "shock" này?

Trả lời, ông Khánh cho rằng cần phải nhìn nhận vụ việc xảy ra trong một bức tranh lớn hơn. Trên thực tế, vấn đề đã được báo trước đó khoảng cuối năm 2016, ngay khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với những tuyên bố sẽ bảo vệ tối đa lợi ích nhà sản xuất trong nước.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh.

Tuy nhiên, đến nay những tuyên bố áp mức thuế cao ngất theo Thứ trưởng không thể phủ nhận là một điều khá bất ngờ trong suốt 70 năm nước ta tham gia vào các hiệp định tự do thương mại. Có thể nói rằng, Mỹ đã đi ngược lại với những điều hiển nhiên trước đó, một cách đột ngột lại trỗi dậy chủ nghĩa biệt lập khiến không chỉ Việt Nam, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới chị ảnh hưởng nặng nề.

"Và phản ứng của mỗi nước sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù rất quan ngại nhưng đa số các quốc gia vẫn muốn thương thảo một cách hòa giải với Mỹ, không muốn và cố gắng không để xảy hành vi trả đũa. Bởi, cuộc chiến thương mại là điều không một ai muốn, vì nếu nó xảy ra thì chẳng có ai thắng, ai thua", ông Khánh nhấn mạnh.

Doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự khỏe!

Trước hết là doanh nghiệp, Thứ trưởng mong muốn các đơn vị phải hết sức bình tĩnh, để nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, tránh có những hành động nhất thời.

Doanh nghiệp thép và thủy sản hoang mang trước cú "shock" Mỹ áp thuế bảo hộ quá mức.

Nhiệm vụ hiện nay của doanh nghiệp trong nước là phải tự nâng cao năng lực sản xuất, phải thực sự khỏe, bởi ông bà xưa có câu "cơ thể khỏe mạnh thì ra gió sẽ không hề hấng gì. Hơn nữa, không chỉ trong khủng hoảng, mà bất kỳ hoàn cảnh nào doanh nghiệp Việt Nam phải luôn tự nâng cấp chính mình, cố gắng đẩy mạnh chất lượng đi kèm với hạ thấp giá thành, tăng tính cạnh tranh. Đồng thời, "chúng ta cũng nên tăng cường tìm kiếm đầu vào giá rẻ, tìm đầu ra là thị trường mới tránh phụ thuộc vào những khu vực truyền thống", ông Khánh nói.

 

Liên quan đến xuất khẩu, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu được như cầu của người tiêu dùng nước ngoài, do hạn chế trong quá trình tiếp cận thông tin. Đối với khúc mắc này, ông Khánh khẳng định cơ quan chức năng nói chung, và Bộ Công Thương nói riêng đã, đang và sẽ cố gắng để cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp trong nước có thể đi tắt đón đầu thị trường.

Trong đó, Tổng Cục Hải quan những năm gần đây bên cạnh việc cung cấp số liệu xuất nhập khẩu hằng năm, đã có đính kèm các chính sách mới hay bản cập nhật nhằm đem đến một cái nhìn tổng quan cho thị trường. Thời gian đến, Tổng Cục dự kiến sẽ xuất dữ liệu theo chuỗi thời gian, đồng thời đưa vào những ứng dụng trên điện thoại, thiết bị điện tử khác dự kiến tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp khai thác thông tin.

Sẽ có những cuộc đối thoại với Hoa Kỳ

Về phần chính quyền, Bộ Công Thương cho biết đã có nhiều cuộc làm việc với doanh nghiệp, đặc biệt đối với 2 lĩnh vực nhạy cảm là thép và thủy sản, ngay thời điểm cuối năm 2016 khi vấn đề bắt đầu manh nha.

Và hôm nay, trước sự bảo hộ quá mức của chính quyền Mỹ, mà chính xác là trên quan điểm của Tân Tổng thống, Việt Nam vẫn ưu tiên đối thoại. Thời gian đến, ông Khánh cho biết sẽ có nhiều cuộc đối thoại với Hoa Kỳ về những vấn đề liên quan đến thép và cá tra.

 

Ngoài ra, sẽ có những cuộc đối thoại đa phương giữa nhiều quốc gia với Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam để các bên ngồi lại bàn bạc, thương thảo một cách hòa giải.

Trước mức thuế được cho là tăng gấp 3 lần áp lên mặt hàng cá tra, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có dự kiến sẽ khởi kiện Hoa Kỳ. Không riêng VASEP, mà nhiều nước khác cũng có quan điểm sẽ trả đũa, song khẳng định một lần nữa ông Khánh cho rằng cách giải quyết tốt nhất vẫn là đối thoại, bởi chiến tranh thương mại là điều không một ai muốn.

Doanh nghiệp hoang mang, chứng khoán hỗn loạn!

Không lâu sau tuyên bố bố chính thức "thông qua mức thuế 25% đối với sản phẩm thép, 10% đối với nhôm và sẽ duy trì trong một khoảng thời gian dài"; chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra mức thuế chống bán phá giá cao ngất ngưỡng cho mặt hàng cá tra nhập khẩu; chủ nghĩa biệt lập của ông Trump đã làm nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam thực sự quan ngại.

Trước tuyên bố này, giới chuyên gia cho rằng nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại đã rất gần, thị trường chứng khoán toàn cầu theo đó trải qua một cơn bấn loạn. Khi mà nỗi lo sợ về chiến tranh đã đẩy thị trường châu Á rơi vào hỗn loạn ngày 2/3/2018 với chỉ số Nikkei của Nhật giảm 3%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 1,4%, trong khi chứng khoán trên sàn Thượng Hải - nơi niêm yết các ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc - giảm 1%, chỉ một ngày sau tuyên bố áp thuế lên mặt hàng tôn thép.

 

Tại Việt Nam, dù không quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, nhiều cổ phiếu thép, thậm chí những đơn vị đầu ngành như Hòa Phát (HPG), Nam Kim (NKG)… cũng điều chỉnh, thậm chí rớt sâu.

Biến động cổ phiếu NKG và HPG 1 tháng qua.

Song, đến nay chưa kịp "hoàn hồn", Mỹ tiếp tục đưa ra mức thuế cao đối với thủy sản, thị trường trong nước lại một phen hoang man. Mặc dù có nhiều bước khởi đầu khả quan trong 3 tháng đầu năm 2018, song với tỷ trọng xuất khẩu vẫn phụ thuộc khá nhiều vào Mỹ, nhiều đại diện các Bộ ngành đồng thuận cho rằng thị trường xuất khẩu thủy sản ngắn hạn sẽ bị tổn thương không nhỏ.

Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo