"Đại chiến" Vinasun - Grab: Đã đến lúc nên kết thúc!
Vụ kiện “tranh chấp đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng”đã trôi qua gần 1 năm kể từ khi Vinasun chính thức đưa đơn khởi kiện Grab ra TAND TP.HCM.
Ngày 26/12, TAND TP.HCM tiếp tục mở lại phiên toà là do đã "đến hạn" hơn một tháng hai bên tiến hành hoà giải nhưng không có kết quả.
Theo Luật sư Lưu Tiến Dũng, người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho Grab, vấn đề hoà giải hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và thiện chí của hai bên. Vì hai bên không giải quyết vụ kiện này bằng cách tự thoả thuận với nhau, cho nên theo quy định của luật tố tụng thì toà phải tiếp tục xử vụ kiện.
"Việc Grab gia nhập thị trường với những tiến bộ khoa học công nghệ, thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường", ông Dũng nói.
Cũng theo người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho Grab, trong vụ kiện này có các vấn đề cơ bản như: Việc Grab tham gia vào thị trường ở Việt Nam là do quyết định của Thủ tướng chính phủ và Chính phủ Việt Nam. Thông qua đề án 24 cho phép thực hiện thí điểm mô hình kinh doanh có sử dụng những ứng dụng công nghệ phần mềm.
Nếu như, việc toà án đưa ra phán quyết, không bác bỏ yêu cầu khởi kiện của Vinasun thì sẽ tạo ra tiền lệ.Hơn nữa, Vinasun khởi kiện vụ kiện này không phải là vấn đề bồi thường thiệt hại, mà sử dụng diễn đàn của toà án này để can thiệp vào hoạt động hành pháp của cơ quan chính phủ."Tôi cho rằng, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng.ệ rất xấu", Luật sư Lưu Tiến Dũng nói.
Cùng quan điểm trên, ông Jerry Lim, Tổng giám đốc Grab Việt Nam cho biết, tại phiên tòa ngày 26/12, Vinasun tiếp tục cho rằng “không công bằng”. Thực tế, chính Vinasuncũng đã chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình nhượng quyền.Trong đó, tài xế không còn là người lao động của công ty, mà trở thành đối tác của công ty.
Ngoài ra, theo ông Jerry Lim không có lý do gì để Vinasun than phiền về sự khác biệt trong điều kiện kinh doanh nữa khi mà Vinasun cáo buộc rằng Grab đang hoạt động kinh doanh taxi, đặc biệt là khi kết luận gần đây của Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương (VCA) đã có cách tiếp cận khác khi điều tra tập trung kinh tế đối với giao dịch Grab –Uber tại Việt Nam.
Dẫn chứng về điều này, ông Jerry Lim chỉ ra rằng, trong kết quả điều tra của VCA, thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan là vượt quá 30%, có nghĩa là các công ty cung cấp ứng dụng gọi xe công nghệ (Grab) và các công ty taxi (Vinasun) không hoạt động trên cùng một thị trường.
"Điều này có nghĩ là cơ quan này đã không cho rằng Grab đang cạnh tranh trực tiếp với Vinasun như phía Vinasun cáo buộc. Theo đó, sẽ hoàn toàn không có cơ sở gì để Vinasun cáo buộc rằng những thiệt hại của họ là do hoạt động kinh doanh của Grab trên cùng thị trường gây ra", ông Jerry Lim nói.
Vị giám đốc Grab Việt Nam cho biết thêm, trong suốt vụ kiện kéo dài hơn 10 tháng qua có một sự thật rằng điều mà Vinasun cần làm là phát triển và chuyển đổi sang môi trường cạnh tranh mới, đẩy mạnh đầu tư phục vụ người tiêu dùng Việt Nam tốt hơn, và mang lại phúc lợi tốt hơn cho các tài xế của mình, thay vì cố gắng làm giảm khả năng cạnh tranh của thị trường và theo đuổi một vụ kiện nhằm ngăn cản sự tham gia của các công ty sáng tạo để giữ vị trí thống lĩnh của mình trong lĩnh vực vận tải.
Ông Jerry Lim hy vọng vụ kiện này sớm kết thúc để tất cả các bên có thể tập trung vào đổi mới, sáng tạo và phục vụ cho lợi ích của người dân Việt Nam.
"Chúng tôi cũng mong rằng, Vinasun, với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực giao thông vận tải, sẽ nhận thức được điều này, và tạo ra một tiền lệ để các doanh nghiệp khác trong ngành giao thông vân tải không ngừng đổi mới để duy trì lợi thế và tính cạnh tranh, cùng hợp tác với các nền tảng công nghệ như Grab, hoặc phát triển công nghệ của riêng họ, và không tìm cách lảng tránh đổi mới thông qua một vụ kiện trong khi vẫn tiếp tục duy trì tình trạng trì trệ như hiện tại", ông Jerry Lim nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo