Hỗ trợ doanh nghiệp

“Khó hiểu” trong chuyện bổ nhiệm cán bộ ở Create Capital

Dân trí Công ty CP Create Capital (mã CK: CRC) mới chính thức giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM từ ngày 20/8/2018. Hiện giá cổ phiếu CRC đang quanh mức 16-17.000 đồng/cổ phiếu.

Vinacomin chào mua công khai thêm 14% vốn cổ phần Than Cọc 6 / Điện gió vẫn cần đòn bẩy về giá

“Khó hiểu” trong chuyện bổ nhiệm cán bộ ở Create Capital - Ảnh 1.

Create Capital có hoạt động chính là lĩnh vực vật liệu xây dựng. Ngoài ra, công ty còn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực khai thác khoáng sản, kinh doanh bất động sản

Nửa năm mới hoàn thành 2% kế hoạch lợi nhuận

Create Capital mặc dù đăng ký kinh doanh trong hoạt động chính là lĩnh vực vật liệu xây dựng (sản xuất và kinh doanh gạch Tuynel) tuy nhiên tên doanh nghiệp khiến nhà đầu tư liên tưởng đến một công ty quỹ, và dường như đầu tư tài chính mới chính là định hướng của công ty.

Từ khi thành lập năm 2010 đến nay, CRC đã liên tục mua bán và sáp nhập một số công ty, nhà máy trong lĩnh vực sản xuất gạch Tuynel.

Tính đến hết năm 2017, hiện CRC có 2 công ty con, 2 công ty liên doanh liên kết và 2 công ty góp vốn đầu tư trong lĩnh vực này. Ngoài ra, công ty còn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực khai thác khoáng sản, kinh doanh bất động sản và phần mềm.

Năm 2018, CRC lên kế hoạch đạt 253,7 tỷ đồng doanh thu thuần, tương ứng tăng 41,68% so với thực hiện năm 2017, lợi nhuận sau thuế mục tiêu là 18,9 tỷ, tăng trưởng 37,4%.

Tuy nhiên, trong đó hoạt động sản xuất và kinh doanh gạch Tuynel chỉ đóng góp 22,3% trong khi hoạt động kinh doanh thương mại đặt mục tiêu doanh thu 188,4 tỷ đồng, tương ứng 74,25% doanh thu thuần.

Hoạt động kinh doanh thương mại của CRC chính là việc cung cấp nguyên liệu đầu vào như than, cát đất… và cung cấp máy móc thiết bị sản xuất gạch cho các công ty trong nhóm liên quan và nhắm tới cá công ty sản xuất vật liệu xây dựng khác. Như vậy, doanh thu từ hoạt động này chủ yếu đến từ hợp đồng cung cấp với các công ty có liên quan.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, CRC đã đạt 93,5 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng tới 85% so với cùng kỳ 2017 tuy nhiên cũng mới chỉ hoàn thành 36% kế hoạch năm. Trong khi đó, chi phí lãi vay và chi phí bán hàng lại tăng lần lượt 32% và 233%.

Đáng chú ý, trong khi cùng kỳ năm trước, CRC lãi hơn 7,5 tỷ đồng từ lợi nhuận khác (khoản chênh lệch giữa giá trị bồi thường do thu hồi tài sản dự án Bắc Duy Tân và giá trị còn lại của tài sản thu hồi) thì kỳ này, công ty ghi lỗ hơn 0,2 tỷ đồng.

Đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế 6 tháng của công ty chỉ đạt 5,3 tỷ đồng, giảm 34%. Như vậy công ty chỉ mới đạt được 2% kế hoạch lợi nhuận năm trong vòng 6 tháng.

Nhiều bất ngờ trong luân chuyển lãnh đạo

Nhìn vào cơ cấu ban lãnh đạo của công ty, có thể thấy hầu hết các nhân sự cấp cao của CRC còn khá trẻ.

Trong cả ban hội đồng quản trị, ban điều hành và ban kiểm soát của CRC, chỉ có duy nhất ông Mai Anh Tám có tuổi đời già dặn, còn lại tất cả các cá nhân còn lại đều trong độ tuổi 8x, 9x.

Trước ông Mai Anh Tám, Chủ tịch HĐQT của CRC là ông Nguyễn Tuấn Linh. Ông Linh cũng là Giám đốc Công ty CP Goldstar Việt Nam. Tuy nhiêntừ vai trò đứng đầu công ty, ông Linh hiện chỉ đảm nhận vai trò thành viên Ban kiểm soát của CRC.

Đáng chú ý, tại buổi họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 vừa diễn ra, doanh nghiệp đã đề cử thêm một cá nhân là bà Phạm Thị Huế vào danh sách ban kiểm soát. Khá đặc biệt khi bà Huế sinh năm 1993, tuổi đời khá trẻ và trước đó chỉ là nhân viên kế toán bình thường lại CRC từ năm 2016.

Sau khi trúng cử, bà Huế ngay lập tức trở thành Trưởng Ban kiểm soát của công ty này. Trước đó, vị trí này do ông Đặng Tiến Sỹ đảm nhận. Hiện ông Sỹ lui về làm thành viên Ban kiểm soát của CRC.

Hơn thế, nữ trưởng ban kiểm soát sinh năm 1993 này sở hữu tới 725.000 cổ phần CRC, tương ứng giá trị thị trường hơn 12,3 tỷ đồng.

Nguyễn Khánh

Theo Báo Dân trí
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo