Ấn định thời gian cổ phiếu Viettel Global lên sàn Upcom
Tập đoàn Hàn Quốc rót 470 triệu USD vào Masan, nắm 9,5% cổ phần / Vietnam Airlines sẽ bán hàng miễn thuế trên máy bay
Viettel Global là đơn vị phụ trách mảng đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập cuối năm 2007 với vốn điều lệ 960 tỷ đồng. Khi lên sàn, Viettel Global có 6.348 cổ đông, trong đó Tập đoàn Viettel nắm giữ 98,68% cổ phần.
Hiện Viettel Global đã đầu tư vào 9 thị trường tại 3 khu vực gồm Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Đông Timor và Myanmar), Mỹ Latin (Haiti) và châu Phi (Cameroon, Tanzania, Burundi và Mozambique). Trong số đó, Viettel đang giữ vị trí số 1 về thị phần tại 5/9 quốc gia là Campuchia, Lào, Đông Timor, Mozambique, Burundi. Riêng thị trường Peru do Viettel Global trực tiếp quản lý và vận hành kinh doanh nhưng kết quả kinh doanh chưa được tính vào Viettel Global do chính phủ nước này quy định chủ đầu tư phải đứng tên Tập đoàn Viettel, mặc dù đây là thị trường có lãi lớn nhất năm 2017.
Tính đến hết năm 2017, Viettel Global đang phục vụ gần 40 triệu khách hàng quốc tế. So với năm 2016, Viettel Global tăng trưởng khách hàng 13%, gấp hơn 4 lần trung bình thế giới (khoảng 3%).
Tổng doanh thu hợp nhất năm 2017 của Viettel Global tăng trưởng mạnh, đạt 19.023 tỷ đồng - tăng 24%. Lợi nhuận trước thuế đạt 27 tỷ đồng (tương đương 1,18 triệu USD). Đây là một kết quả rất tích cực trong bối cảnh phải đầu tư lớn ở thị trường Myanmar và một số thị trường ở châu Phi mới ở giai đoạn đầu nên chi phí vận hành lớn.
Năm 2018, Viettel Global đặt mục tiêu đạt lợi nhuận dương dù mới vận hành thị trường quốc tế lớn nhất là Myanmar (khai trương ngày 9/6/2018). Tăng trưởng khách hàng năm 2018 của Viettel Global dự kiến đạt 15% so với năm 2017.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào giữa tháng 6/2018, cổ đông của Viettel Global đã bỏ phiếu thông qua việc tăng vốn điều lệ lên 30.430 tỷ đồng bằng phương án phát hành riêng lẻ 800 triệu cổ phần phổ thông với giá 10.000 đồng/cổ phần (trị giá 8.000 tỷ đồng) cho công ty mẹ (Tập đoàn Viettel).
Toàn bộ số vốn này sẽ được sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động phù hợp với nhu cầu đầu tư cho các dự án của Viettel Global đến năm 2020. Số cổ phần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Tính đến cuối tháng 6/2018, ba thị trường của Viettel đã hoàn vốn đầu tư là Lào, Campuchia, Đông Timor và đứng số 1 tại thị trường về mạng lưới viễn thông. Đặc biệt, trong số 9 thị trường quốc tế của Viettel, Myanmar là thị trường lớn nhất và được kỳ vọng nhất trong năm 2018 về tăng trưởng.
Tập đoàn Viettel có vốn đăng ký đầu tư ở các thị trường quốc tế là hơn 2 tỷ USD, trong đó hơn 50% đã được giải ngân. Tổng lợi nhuận đã được chuyển về Việt Nam là 516 triệu USD, chiếm gần 45% số vốn đã đầu tư. Mục tiêu tới năm 2020 của Viettel Global là mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400 - 500 triệu dân và vào Top 10 công ty viễn thông toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc